Theo The Beijing News, quy định sản xuất chương trình truyền hình, Internet dành c🌸ho người vị thành niên có hiệu lực từ ngày 30/4. Quy định ghi rõ nhà sản xuất không được phép tung hô ngôi sao vị thành niên, đánh bóng chương trình bằng con cái của các ngôi sao.
Ngoài ra, chương trình cho trẻ bị cấm tuyên truyền bạo lực, chém giết, khủng bố, tự sát, cấm 𒐪phát các hình ảnh sử dụng chất cấm, hút thuốc, các game online độc hại, trang phục trẻ tham gia phải phù hợp độ tuổi, người dẫn chương trình không được phép lèo lái trẻ nói về danh lợi, yêu đương...
Cơ quan quản lý nước này cho rằng truyềᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚn thông nên hướng trọng tâm vào người dân, quan tâm đến quần chúng, tránh lạm dụng các ngôi sao để tạo sự hào nhoáng, gây ảnh hưởng đến tư duy của giới trẻ cũng như tiếp tay cho những quan điểm lệch lạc về sự nổi tiếng.
Trước năm 2017, các show thực tế về con của diễn viên, ca sĩ "mọc như nấm sau mưa" ở Trung Quốc. Những năm gần đây, cơ quan quản lý hạn chế sản xuất những chương trình này. Nhà sản xuất không được phép mượn show thực tế để đánh bóng tên tuổi cho các ngôi sao cũng như con cái họ, hạn chế việc các em "nổi tiếng sau một đêm" nhờ bố mẹ. Bố ơi mình đi đâu thế - chương trình có sự tham gia của con những người nổi tiếng - vốn rất ăn khách nhưng bị ngừng chiếu trên truyền hì🎃nh, chuyển sang phát trên Internet.
Những năm gần đây, Trung Quốc còn hạn chế phim cổ trang, đặc biệt là dòng phim cung đấu. Hàng loạt tác phẩm cổ trang hoàn thành từ lâu nhưng chưa được cấp phép phát sóng. Theo Bắc Kinh Nhật Báo, phim cung đấu làm phong phú đời sống giải trí song không phù hợp cuộc sống hiện đại, cổ xúy lối sống xa hoa, hưởng lạc. Phimℱ cung đấu còn khiến giới trẻ sùng bái lối sống vương giả, đi ngược mỹ đức cần cù, tiết kiệm. Việc ngôn từ cổ như "trẫm", 🍃"thần"... gây ảnh hưởng văn phong hiện đại.