Dọc theo các con đường dẫn vào thị xã Thọ Quang, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc), các nhân viên mặc đồ khử nhiễm dừng xe người đi đường để 💃kiểm tra thân thiện. Hoạt động này cũng bắt buộc tại các tòa nhà văn phòng. Các khu phố không có người được rào chắn lại. Tất cả khách sạn đều đóng cửa.
Thọ Quang cách "tâm chấn" dịch viêm phổi Vũ Hán khoảng 800 km. Nhưng các biện pháp phòng ngừa chặt♚ chẽ được áp dụng bởi nơi đây đóng vai trò quan trọng đố♔i với đất nước. Thọ Quang là vùng cung cấp rau quy mô lớn.
Cuộc khủng hoảng virus nCoV đang thử nghiệm khả năng đảm bảo thực phẩm cho 1,4 tỷ người của Trung Quốc. Quanh quẩn ở trong nhà và lo sợ dịch bệnh có thể kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng, các gia đìꩵnh trên khắp đất nước đang tích trữ đồ ăn, khiến các kệ hàng thực phẩm tươi sống của siêu thị hết rất nhanh. Nhiều nơi phong tỏa giao thông khiến vận chuyển bị chậm và chi phí tăng cao.
Trung Quốc cho biết sẽ cung cấp thực phẩm đến Vũ Hán, thành phố 11 triệu người ở tâm꧋ dịch. Thọ Quang, một trong những trung tâm lớn nhất của đất nước về trồng, buôn bán và vận chuyển rau, đã bắt đầu đưa các xe tải rau đến để cung ứng.
Giới chức đang cảnh giác về các dấu hiệu của căng thẳng nguồn cung trên khắp đất nước. Giá bán lẻ thực phẩm tươi sống đã tăng lên ở nhiều nơi. Chỉ số giá rau Thọ Quang, một thước đo hàng ngày được theo dõi rộng rãi, tuần qua đã tăng vọt lên mức cao nhất trong nhiều năm. Người nuôi gia cầm thì cảnh báo rằng nguồn cung thức ăn cho gà đang cạn kiệt do vận tải bị 🐭hạn chế. Họ bảo hàng triệu con gà có thể vì thế mà chết.
Trung Quốc lại đang bị dịch chồng dịch. Cuối tuần trước, chính phủ nước này xác nhận một đợt bùng phát cúm gà H5N1 tại tỉnh Hồ Nam. Khoảng 4.500 con gà đã chết và 17.000 con đã bị tiêu hủy. Tình hình diễn ra trong bối cảnh chi phí cho thực phẩm đã tăng lên thời gian qua, do ảnh hưởng bởi đợt dịch tả heo châu Phi. Do vậy, Bắc Kinh đang nꦦỗ lực để kiềm hãm giá thực phẩm, trong bối cảnh nền kinh tế đình trệ vì dịch corona.
Hai đại gia thực phẩm nhà nước đã đư⛎ợc lệnh tăng cường cung cấp gạo, bột mì, dầu ăn và thịt cho Vũ Hán và tỉnh Hồ Bắc. Thành phố Thiên Tân thông báo Kang Shi Fu, nhà sản xuất mì ăn liền khổng lồ, tăng sản lượng lên 4 triệu gói mỗi ngày.
Trong cuộc họp báo hôm thứ hai,ꦯ các quan chức cho biết đã phối hợp với 6 tỉnh gần Hồ Bắc để tích trữ 60.000 tấn rau. Họ cũng đã sẵn sàng 10.000 tấn thịt heo đông lạnh gần cảng Th🦂ượng Hải, có thể được gửi đến Vũ Hán bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, khả năng tự đảm bảo thực phẩm trong tình hình dịch bệnh sẽ phụ thuộc phần lớn vào mức độ kiểm soát sự lây lan của virus. Wang Zhigang, quản lý tại một trong những chợ đầu mối của Thọ Quang n🦂ói rằng, nguồn cunཧg cấp rau Trung Quốc vẫn dồi dào, miễn nơi này an toàn khỏi nCoV.
"Nếu Thọ Quang mà💯 bị phong tỏa thì chúng tôi không thể làm được gì nữa", Wang Zhigang nói sau lớp khẩu trang.
Thoạt nhìn, Thọ Quang, với dân số chỉ 1,1 triệu người, ít ai ngờ là một đầu mối không thể thiếu trong nền kinh tế Trung🍬 ဣQuốc. Nhưng những nhà kính rộng lớn nằm dọc các con phố tạo ra 4,5 triệu tấn rau mỗi năm. Một lượng lớn hơn rất nhiều nông sản được tập trung về các chợ đầu mối tại đây để phân phối đến mọi ngõ ngách của Trung Quốc.
Việc buôn bán nông sản đã tạo ra sự giàu có to lớn cho Thọ Quang, đến nỗi Farmers's Daily, một tờ báo nông nghiệp của Trung Quốc, năm ngoái đã ca ngợi nơi đây là Thung lũng Silicon của ngành công nghiệp r🗹au quả đất nước.
Gần đây, khi mối lo ngại về virus kích thích nhu cầu r🍸au trên cả nước, nông dân ở Thọ Quang đã bung hàng dự trữ từ trong kho. Một số nông hộ ở đây trữ lạnh khoai tây, củ cải, hành tâ♛y, cải bắp và các loại rau khác trong nhiều tháng.
Tuần trước, 350 tấn nông sản của Thọ Quang đã đi đến Vũ Hán trên một đoàn xe tải do chiếc xe cảnh sát dẫn đầu. Những chiếc xe tải đã đầy hàng, nhờ những người như Li Youhua, 51 tuổi, người trồng ớt ở một 🃏ngôi làng gần thị xã.
Một đêm cuối tuần trước, chính quyền đ❀ịa phương gọi qua WeChat, yêu cầu nông dân cung cấp thêm sản phẩm để gửi đến Vũ Hán. Ông Li hành động lập tức. Ông, vợ và hai cô con gái chộp lấy đèn pin và làm việc suốt đêm. Họ đã thu hoạch nửa tấn ớt, gấp đôi sản lượng bình thường hàng ngày.
Ông Li cho biết chính quyền chưa nói gì về việc trả công ra sao. Nhưng với ông, nếu đó là khoản quyên góp thì cũng sẵn lòng. Khi Thọ Quang bị lụt thảm khốc mấy năm trước, ngư🧸ời dân khắp Trung Quốc đã đến viện trợ nơi này. "Chúng tôi không thể quên điều đó", ông Li nói.
Thứ bảy tuần trước, một đoàn xe tải thứ hai từ Thọ Quang lên đường đến Vũ Hán mang súp lơ, khoai tây và nhiều thứ khác. Khi các tài xế xe tải chuẩn bị xuất phát hôm đó, họ suy nghĩ về những gì sẽ nhận được. Họ không ch🗹ắc họ sẽ được trả công bao nhiêu. Nhưng họ biết rằng, khi lái xe trở về, họ sẽ bị cách ly tại nhà trong hai tuần, nghĩa là có khả năng mất thu nhập đến nghìn USD.
Tuy nhiên, Ma Chenglong, 34 tuổi, tình nguyện ngay lập tức khi cuộc gọi kết thúc trên WeChat. "Khi đất nước 🅷gặp khó khăn thì người dân có nghĩa vụ", Ma nói. Một tài xế khác, tên Song, cũng tình nguyện đi nhưng vẫn lo lắng. Anh sợ mọi người sẽ kỳ thị khi trở về từ Vũ Hán nên chỉ cho vợ mình biết.
"Chúng tôi phải lắng nghe chꦚính phủ", Song nói. "Bất cứ điều gì chính phủ muốn, đó là cách nên làm", anh cho biết.
Phiên An (theo The New York Times)