Theo Xinhua, đây là tàu chấp pháp lớn nhất được biên chế cho cái gọi là "thành phố Tam Sa", tỉnh Hải Nam. Con tàu có tải trọng 900 tấn, lượng giãn nư💯ớc 2.600 tấn, tốc độ 22 hải lý/giờ, có thể hoạt động liên tục 6.000 hải lý, chịu được gió bão cấp 12.
Trên tàu có phòng lập án, phòng giam, dùng để giam giữ tạm thời những người bị Trung Quốc bắt giữ trong quá trình tuần tra, cũng như phòng y t♍ế, thư viện, phòng tập thể hình. Ngoài ra, boong tàu có bãi đáp trực thă♌ng, kho chứa máy bay, phục vụ cứu hộ và tuần tra.
Hoàn😼g Á Ni, phụ trách đội tiếp nhận tàu đánh giá, so với 3 tàu chấp pháp khác đang biên chế 🐬thuộc "thành phố Tam Sa", tàu mới có trọng tải lớn hơn, tính năng tốt hơn, chịu được gió bão mạnh hơn, thích hợp hoạt động trên Biển Đông trong những ngày thời tiết xấu.
"Điều này có nghĩa là giờ đây, chúng tôi đã đủ năng lực tuần tra khu vực biển Nam Sa," Vương Thức Chính, phó cục trưởng Cục Chấp pháp "thành phố Tam Sa", nói. 🌊Nam Sa là cách mà Trung Quốc dùng để gọi quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Ông này cho biết, ngoài hoạt động tuần tra, cứu hộ cứu nạn, con🃏 tàu còn có nhiệm vụ tiếp tế lương thực cho lính Trung Quốc đang đồn trú tại các bãi đá ở Biển Đông.
🐠Trung Quốc lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" phi pháp trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ tháng 7/2012 nhằm quản lý các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. Hồi tháng 3, Trung Quốc còn dự kiến cấp quyền lập pháp cho "thành phố Tam Sa."
Bất chấp sự phản đối của Việt Nam, chính quyền nước này liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, bao gồm trường học, sân bay, bến cảng ở đây, xâm phạm nghiêm trọng đến chủ quyꦕền của Việt Nam.
Chính quyền tỉnh Hải Nam cho biết, sẽ sớm đưa tàu mới vào hoạt động, trong bối cảnh nước này đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông có hiệu lực từ 12h trưa 16/5 và kéo dài trong hai tháng rưỡi, đến 12h ngày 1/8. Khu vực biển mà Trung Quốc áp đặt lệnh cấm đánh bắt nằm trong phạm vi từ 12 độ vĩ bắc đến khu vực biển giao giữa tỉnh Phúc Kiến v🌼à tỉnh Quảng Đông, bao gồm cả khu vực Vịnh Bắc Bộ, quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa.
Viêt Nam kiên quyết phản đối𒅌 lệnh cấm đơn꧂ phương trên và khẳng định lệnh cấm là vô giá trị.
Khu vực Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá ở Biển Đông. Đồ họa: Sina |
Hồng Hạnh