Gần hai thập kỷ sau đại dịch SARS (hội chứng suy hô hấp cấp) vào năm 2002-2003, Trung Quốc tiếp tục phải đối mặt với dịch viêm phổi cấp do chủng virus corona mới (nCoV), khiến gần 500 người thiệt mạng và gần 25.000 ca nhiễm trên toàn cầu.
Dịch khởi phát tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc từ tháng 12/2019, sau đó lan ra 31 tỉnh thành của nước này cùng 25 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hôm 30/1 tuyên bố dịch bệnh là tình trạng khẩn cấp toàn cầu, đặt ra yêu cầu𓄧 về nỗ lực của cả thế𝓡 giới trong việc phòng chống dịch.
Tuy nhiên, giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh tuyên bố này "không ⭕phải lá phiếu bất tín nhiệm với Trung Quốc", nói thêm rằng WHO tiếp tục tin tưởng vào khả năng kiểm soát dịch bệnh của đất nước. Ông cũng nhiều lần ca ngợi những nỗ lực của Trung Quốc trong quá trình ứng phó với virus corona.
"Tốc độ Trung Quốc phát hiện dịch, cô lập virus, xác định trình tự bộ gene và chia sẻ chúng với WHO cũng như thế giới vô cùng ấn tượng và không thể mô tả bằng lời. Trung Quốc cũng cam kết minh bạch và hỗ trợ các nước khác. Theo nhiều cách, họ thực sự đang thiết lập một tiêu chuẩn mới trong việc ứng phó dịch bệnh. Tôi không hề phóng đại", Ghebreyesus phát biểu, nói thêm rằng sẽ có nhiều ca nhiễm hơn khắp thế giới nếu khônꦆg nhờ những nỗ lực của Trung Quốc♔.
Để nhận được những lời ca ngợi từ đại diệ♔n tổ chức y tế hàng đầu thế giới, Trung Quốc đã trải qua chặng đường dài sau loạt chỉ trích 17 năm trước. Họ bị cáo buộc cố gắng che đậy dịch SARS, căn bệnh bắt nguồn từ những khu chợ ẩm ướt tại tỉnh Quảng Đông, sau đó lây nhiễm cho hơn 8.000 người và khiến khoảng 800 người thiệt mạng.
"Dịch SARS đã làm suy yếu nghiêm trọng uy tín của Trung Quốc với tư cách cường quốc trách nhiệm như họ tự nhận. Từ đó, Trung Quốc từng bước đẩy mạᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚnh vai trò của họ trong lĩnh vực sức khỏe, đặc biệt tại WHO, nhằm cho thế giới thấy rằng họ sẵn sàng nhận trách nhiệm", Lai-Ha Chan, giảng viên của Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Đại học Công nghệ Sydney, Australia, cho hay.
Trong báo cáo vào tháng 4/2003, WHO trực tiếp gửi thông điệp đến Bắc Kinh về "yêu cầu cấp thiết nhằm cải thiện💫 việc giám sát và kiểm soát tình t💝rạng lây nhiễm bệnh" tại nước này. Hai năm sau, chính phủ Trung Quốc thừa nhận hệ thống chăm sóc sức khỏe và những cải cách y tế 20 năm trước "thất bại về cơ bản".
Kể từ đó, Trung Quốc tăng cường tham gia vào các vấn đề y tế toàn cầu, bắt đầu với chiến dịch thành công hồi năm 2006 nhằm đưa Margaret Chan trở thành giám đốc WH🧸O. Cựu giám đốc cơ quan y tế Hong Kong này đã lã🐓nh đạo WHO suốt hơn một thập kỷ.
Hồi năm 2014, khi dịch Ebola bùng phát ở châu Phi, Bắc Kinh trong vai trò cường quốc mới nổi đã lần đầu tiên ra tay giúp đỡ các quốc gia khác khi WHO tuyên bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn𒆙 cầu. Các nhóm quân y Trung Quốc được cử đến Sierra Leone và Liberia, nơi họ hỗ trợ phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, cũng như trực tiếp chăm sóc lâm sàng và huấn luyện y tế.
Viện trợ từ Trung Quốc để xây bệnh viện, cũng như sự hiện diện của những nhóm y tế tại các nước đang phát triển, dần được chấp nhận trở thành một ღphần trong mối quan hệ ngày càng thân thiết giữa Bắc Kinh với nhiều 𓃲quốc gia, chủ yếu thông qua sáng kiến Vành đai và Con đường.
Trong quá trình hướng tới mục tiêu trở thành cường quốc toàn cầu, Bắc Kinh còn tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế nhằm đối꧋ phó với những vấn đề sức khỏe cấp bách. Một trong số đó là HIV/AIDS, lĩnh vực mà Trung Quốc đang làm việc với nhiều bên, bao gồm Chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS (UNAIDS), WHO, UNICEF, Tổ chức Lao động Quốc tế và Ngân hàng Thế giới.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia vẫn nghi ngờ liệu Trung Quốc có đang hoàn toàn tu🦹ân theo nghĩa vụ lãnh đạo y tế toàn cầu họ đề ra hay không. Từ khi dịch viêm phổi cấp lần đầu được chính quyền công bố vào ngày 31/12, tính chính xác và kịp thời của thông báo này không ngừng bị soi xét.
Theo một nghiên cứu trên tạp chí y khoa The Lancet do các bác sĩ và giới nghiên cứu Trung Quốc có mặt tại Vũ Hán thực hiện, nCoV có thể bắt đầu lây nhiễm trong cộng đồng vài tuần trước khi giới chức công bố dịch. Một bài báo trên NY Times cũng cho biết ca bệnh đầu tiên xuất hiện vào đầu tháng 12. Đến🃏 thời điểmღ giới chức tích cực hành động từ ngày 20/1, nCoV đã trở thành mối đe dọa nghiêm trọng.
Pak Lee, giảng viên quan hệ quốc tế và chính trị𒁃 Trung Quốc tại Đại học Kent ở Anh, đặt ra những câu hỏi về việc liệu phản ứng của Trung Quốc có bị cản trở bởi sự chậm trễ trong khâu phổ biến thông tin thông qua bộ máy chính phủ ha𝔍y không. Lee nhận thấy số người chết được xác nhận tăng từ 278 lên tới 448 chỉ một ngày sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi "nỗ lực toàn diện để ngăn virus lây lan".
"Liệu đꦯây có đơn giản chỉ là sự trùng hợp? Có cơ sở để tin rằng giới chức địa phương không tiết lộ quy mô lây nhiễm chính xác cho tới khi ông Tập truyền đi mệnh lệnh nghiêm ngặt", Lee nhận định.
Giảng viên Chan ở Australia đánh giá hệ thống hành chính của Trung Quốc là chướng ngại vật ♒trong giấc mộng tiên phong y tế của họ. "Trung Quốc vẫn c💯hưa hoàn thành mục tiêu trở thành lãnh đạo y tế toàn cầu. Để đạt được vị trí đó, một quốc gia phải quản lý hiệu quả vấn đề sức khỏe công cộng trong nước trước khi bước ra thế giới", bà nói.
Theo chuyên gia này, vấn đề chính của Trung Quốc là họ không sẵn lòng thay đổi hệ thống y tế cộng đồng, gây ảnh hưởng tới quá trình vận hàn🍰h cũng như cách dòng chảy thông tin về sức khỏe lan truyền trong nước.
"Để gây ảnh hưởng tới thế giới, Trung Quốc cần minhꦚ bạch hơn và có trách nhiệm ở mọi cấp chính quyền", Chan nêu ý kiến.
Ánh Ngọc (Theo SCMP)