"Một số cá nhân thật bất công và vô trách nhiệm khi cáo buộc các sản phẩm của Trung Quốc lỗi, cũng như nhìn nhậ♒n vấn đề bằng định kiến từ trước đó", Ji Rong, phát ngôn viên đại sứ quán Trung Quốc tại Ấn Độ, cho biết trong tuyên bố hôm nay.
Trước đó, Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR), cơ quan chịu trách nhiệm ứng phó Covid-19, cho biết họ dự định trả lại những kit xét nghiệm kháng thể mua từ hai công ty Trung𝄹 Quốc vì độ chính xác không cao. Giới chức Trung Quốc xác nhận các thiết bị do Công ty Công nghệ Sinh học Wondfo Quảng Châu và Công ty Công nghệ Chẩn đ🦂oán Livzon Chu Hải sản xuất.
Bà Ji cho biết các công ty Trung Quốc cũn♔g xuất khẩu thiết bị sang nhiều nước châu Âu, châu Á, Mỹ Latinh mà không có bất cứ vấn đề gì, đồng thời bày tỏ quan ngại sâu sắc về động thái của Ấn Độ. Người phát ngôn nói thêm rằng Bắc Kinh đang cố gắng giúp New Delhi chống Covid-19 bằng hành động thực tế. Họ đảm bảo chất lượng vật tư y tế xuất khẩu là ưu tiên hàng đầu của c💃ác nhà sản xuất.
Trong khi đó, công ty Wondfo Quảng Châu c🌼am k🐎ết về chất lượng sản phẩm của mình, khẳng định rằng chính cơ quan nghiên cứu y tế Ấn Độ đã xác nhận điều này tại thời điểm cấp giấy phép nhập khẩu.
Ấn Độ tháng này đã đặt hơn nửa triệu kit xét nghiệm kháng thể nCoV từ Trung Quốc nhằm tăng cường sàng lọc, bởi nước này là một trong những quố𒊎c gia có tỷ lệ xét nghiệm trên đầu người thấp nhất thế giới. Tuy nhiên, một số bang phản ánh thiết bị của Trung Quốc cho ra kết quả khác với xét nghiệm tiêu chuẩn bằng cách lấy dịch tiết.
Ji cho hay quá trình xét nghiệ꧃m cần được tiến hành một cách chuyên nghiệp mới nhận được kết quả chính xác. "Có những yêu cầu khắt khe trong việc lưu trữ, vận chuyển và sử dụng kit xét nghiệm nhanh kháng thể Covid-19. Bất cứ hành động nào không tuân theo chỉ dẫn củ❀a sản phẩm cũng sẽ làm thay đổi độ chính xác", bà nói.
Ấn Độ hiện ghi nhận gần 30.000 ca nhiễm nCoV và hơn 900 người chết, tăng trung bình khoảng 1.500 ca mỗi ngày. Lệnh phong tỏa toàn quốc với 1,3 tỷ dân dựཧ kiến kết thúc vào cuối tuần. Tuy nhiên, tình trạng số ca nhiễm không ngừng tăng đặt ra thách thứ💫c với giới chức trong việc nới lỏng hạn chế.
Ánh Ngọc (Theo Reuters)