Ph🅰át ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lâm Kiếm ngày 17/6 cáo buộc các lãnh đạo nhóm G7 đã "vu khống và tấn🦩 công" Bắc Kinh trong tuyên bố chung đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh của khối diễn ra ở Italy tuần trước.
Tuyên bố "nhắc lại những lời nói sáo rỗng và không có cơ ꧂sở thực tế, pháp lý hay đạo đức, chỉ toàn sự ngạo mạn, định kiến và dối trá", phát ngôn viên nhấn mạnh.
Trong tuyên bố chung đưa ra hôm 14/6, nhóm G7, gồm Mỹ, Canada, Pháp, Anh, Đức, Nhật Bản và Italy, cáo buộc Trung Quốc đang hỗ trợ ngành công 💝nghiệp quốc phòng Nga để giúp Moskva duy trì chiến dịch tại Ukraine. Các lãnh đạo của khối kêu gọi Bắc Kinh ngừng chuyển giao trang thiết bị và linh kiện lưỡng dụng cho Mosvka, đề cập những༺ sản phẩm có thể dùng cho cả mục đích quân sự và dân sự.
Giới chức Mỹ từng cáo buộc Trung Quốc giúp Nga mở rộng hoạt động sản x𒊎uất quốc phòng thông qua xuất khẩღu chất bán dẫn, nguyên liệu và công cụ máy móc, tạo điều kiện để Moskva tăng sản lượng xe tăng, thiết giáp và đạn dược.
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc, khẳng định không cung cấp vũ khí cho Nga hay Uk🃏raine, cũng như luôn duy trì kiểm soát chặt chẽ với hoạt đ✃ộng xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng.
Tuyên bố chung của G7 cũng đề cập vấn đề "sản xuất công nghiệp dư thừa" trong chính sách kinh tế của Trung Quốc, cam kết sẽ hành động chống lại "các hành vi không đẹp", nhằm "tạo ra sân chơ🍨i công bằng và khắc phục các thiệt hไại".
Sản xuất dư thừa là tình trạng sản xuất nhiều hàng hóa hơn nhu cầu trên thị trường, thường làm gia tăng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, dẫn đến cuộc chiến về giá và giả♔m biên lợi nhuận.
Liên minh châu Âu (EU), tổ c🔯hức tham gia hội nghị thượng đỉnh G7 vớ🍃i tư cách đối tác thứ 8 không chính thức, và một số nước cho rằng các khoản trợ cấp hào phóng của Trung Quốc, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng xanh, có nguy cơ khiến thị trường toàn cầu tràn ngập hàng hóa giá rẻ.
EU tuần trước cho biết khối có kế hoạch áp đặt thêm thuế với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc, nhằm🍒 đáp trả sự hỗ trợ 🌠không công bằng của Bắc Kinh dành cho các doanh nghiệp ôtô trong nước, điều gây tổn hại đến những nhà sản xuất trong lĩnh vực này ở châu Âu.
Ông Lâm Kiếm ngày 17/6 nói "suy đoán" của G7 về vấn đề sản xuất công nghiệp dư thừa "hoàn toàn ඣđi chệch khỏi thực tế khách quan và qu꧋y luật kinh tế, tạo cớ cho hành vi bảo hộ thương mại, làm suy yếu nỗ lực chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và carbon thấp của thế giới cũng như hợp tác chống biến đổi khí hậu".
G7 "không đại diện cho cộng đồng quốc tế" và chỉ là "công cụ chính trị để bảo vệ quyền bá chủ của Mỹ và phương ܫTây", phát ngôn viên B🧜ộ Ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh.
Ngoài vấn đề Trung Quốc, tại hội nghị thượng đỉnh ở Italy, các lãnh đạo G7 còn thể hiện cam kết ủng hộ mạnh mẽ Ukraine trong xung đột với Nga, khi nhất trí về kế hoạch thế chấp lợi nhuận từ tài sản Nga bị đó𝄹ng băng để vay 50 tỷ USD viện trợ cho Ukraine. Moskva từng chỉ trích ý tưởng của G7 về việc tận dụng tài sản bị đóng băng của Nga và dọa sẽ đáp trả.
Phạm Giang (Theo AFP)