Phát biểu tại Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị hôm qua tuyên bố tình hình chung ở Biển Đông đang "ổn định", và "khả năng về một cuộc xung đột lớn đơn giản là không tồn tại", Xinhua đưa tin.
Do đó🐎, ông Vương cho biết Trung Quốc phản đối những điều nước này gọi là "những ngôn từ và hành động không mang tính xây dựng, 🌠gây thêm chia rẽ và đối đầu hoặc gây căng thẳng".
Nói về♚ cái gọi là "quần đảo Tam Sa", ông Vương ngang nhiên cho rằng các đảo ở Biển Đông thuộc lãnh thổ Trung Quốc, bởi nước này là "nước đầu tiên phát hiện và đặt tên cho các đảo".
Ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố cách đây 70 năm, Trung Quốc "lấy lại" cái gọi là "quần đảo Nam Sa" và "Tây Sa" mà Nhật trước đó chiếm giữ. Nam Sa và Tây Sa𝓀 là cách Trung Quốc gọi hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
"Trung Quốc mới chính là nạn nhân thực sự ở Biển Đông", Reuters dẫn lời ông Vương nói, đề cập đến cái gọi là "sự xâm chiếm"🅰 của một số nước, trong đó có Philippines, với một số hòn đảo.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các quốc gia láng giềng thuộc ASEAN gồm Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia. Các ngoại trưởng ASEAN hôm qua bày tỏ quan ngại sâu sắc về các dꦏiễn b💦iến trên Biển Đông, trong đó có hoạt động bồi đắp các đảo nhân tạo, và kêu gọi các bên kiềm chế những hành động làm gia tăng tranh chấp.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cáo buộc việc xây dựng các cơ sở của Trung Quốc cho "mục đích quân sự" tại các đảo nhân tạo đang làm gia tăng căng thẳng và có nguy cơ kh🦩iến các bên tuyên bố chủ quyền khác "quân sự hóa" theo. Ông cũng cho rằng ♐"có nỗ lực hạn chế đi lại trong những tháng gần đây" ở Biển Đông.
Hội nghị Các ngoại trưởng ASEAN (AMM) và các hội nghị liên quan diễn ra tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia từ ngày 4/8 và kéo dài đến 6/8, với sự tham gia của 27 quốc gia, gồm 10 nước thành viên ASEAN cùng Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc,✱ Hàn Quốc, Nga, 𒁏Ấn Độ và một số đối tác khác.
Trọng Giáp