"Nếu có bất kỳ quốc giᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚa nào trên thế giới dễ bị tổn thương và thực sự có thể tác động đến nước khác, đó chính là Trung Quốc hiện nay", Kenneth Rogoff cho biết. Ông từng là nhà kinh tế học tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và hiện là giáo sư kinh tế tại Đại học Harvard.
"Cả khu vực đang phụ thuộc vào Trung Quốc. Vì thế, tôi cho rằng họ có khả năng xuất khẩu suy thoái ꧒ra bên ngoài", ông nhận định.
Những bình luận này được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế lớn nhì thế giới đang gặp nhiều thách thức. Giới chức nước này vừa phải tìm cách kích thích tăng trưở🦩ng, nhưng đồng thời cũng phải kìm hãm khối nợ đang ngày càng tăng.
"Họ đang rất nỗ lực kéo tăng trưởng lên, nhưng có rất nhiều yếu tố lại🐻 ghìm nó xuống, đặc biệt khi Trung Quốc chuyển hướng sang mô hình dựa vào tiêu dùng trong nước, thay vì xuất khẩu", ông cảnh báo.
Đây là quá trình rất khó khăn với tất cả các nước.𓆏 Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Nhiều năm qua, tăng trưởng của nước này chủ yếu dựa vào l🐻ượng tín dụng khổng lồ.
Cuối tháng 5, Moody's Investors Service cảnh báo các nỗ lực hỗ trợ tăng trưởng của Trung Quốc sẽ khiến khối nợ tăng cao. Hãng đánh giá tín nhiệm này đã hạ xếp hạng nợ của Trung Quốc từ As3 💙xuống A1 và đưa triển vọng 🎶về "tiêu cực".
Gần đây, Nomura cũng ước tính nợ của khối phi tài chính tạ☂i Trung Quốc đã chạm 191.300 tỷ NDT (gần 28.000 tỷ USD). Con số này tươn🅘g đương 251% GDP quý I và tăng gấp 3 so với cuối năm 2015.
Moody’s dự báo ♚thâm hụt ngân sách Trung Quốc năm 2016 đã chậm lại, xuống 3% GDP. Tuy nhiên, nợ công nước này sẽ lên 40% GDP năm 2018 và 45%ඣ cuối thập kỷ này.
Hà Thu (theo CNBC)