Các số liệu tháng 6 sắp công bố sẽ cho biết chính xác hơn ảnh hưởng của cơn khát tiền mặt với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ngày 15/7, Ngân hành Trung ương Trung Quốc (PBOC) sẽ công bố về các khoản vꩵay mới và cung tiền. Số liệu về thương mại sẽ được đưa ra bởi Tổng cục Hải quan Trung Quốc ngày mai (10/7).
Louis Kuijs, nhà kinh tế trưởng khu vực Trung Quốc tại Ngân hàng RBS cho biết: "Khủng hoảng thanh khoản đã làm tăng rủi ro suy giảm tăng trưởng kinh tế. Nhưng nếu các nhà hoạch định chính ඣsách biết ✨cách kiềm chế ảnh hưởng thông qua các biện pháp tài khóa và tỷ giá, tổn thương với nền kinh tế sẽ giảm thiểu".
Khảo sát của Bloomberg cũng cho thấy GDP nước này có thể tăng 7,5% trong q🥃uý vừa qua so với cùng kỳ. Tổng cục Thống kê Trung Quốc sẽ công bố chính thức ngày 15/7, cùng số liệu sản xuất công nghiệp, bán lẻ tháng 6 và đầu tư vào tài sản cố định nửa đầu năm. Trước đó, Citigroup đã giảm dự báo tăng trưởng năm 201🧔3 của nước này từ 7,6% xuống 7,4% do tín dụng tăng chậm và điều kiện cho vay “kém thuận lợi” nửa cuối năm.
Theo số liệu vừa được công bố, CPI tháng 6 của nước này đã tăng 2,7% do giá thực phẩm leo thang. Tốc độ này cao hơn dự đoán 2,5% của Bloomberg và mạnh hơn nhiều mức tăng 2,1% tháng 5. Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) giảm tháng thứ 16 liên ti൲ếp xuống thấp nhất từ năm 2002.
Kujis cho biết𝔉 các công ty và chính quyền địa phương sẽ khó khăn hơn khi đi vay. Thậm chí, nếu có vay được, lãi suất họ phải trả cũng tương đối cao. Các doanh nghiệp nhỏ và dự án của địa phương "sẽ chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ việc thắt chặt hoạt động tín dụng", ông nói. Theo giới truyền thông Trung Quốc, thành phố Ordos phía Bắc đã phải vay tiền doanh nghiệp💞 để trả lương công chức.
Yao Wei, chuyên gia kinh tế khu vực Trung Quốc t൲ại Societe Generale Hong Kong (Trung Quốc) ♔là người dự đoán mạnh nhất mức giảm tín dụng của nước này với 3.000 NDT (489 tỷ USD). Yao cho biết: "Tăng trưởng tín dụng không kéo GDP lên nhiều. Vì thế, 3.000 tỷ NDT sẽ chẳng ảnh hưởng mấy đến tăng trưởng thực, nếu nó giảm đúng vào lượng tín dụng đầu cơ".
Hai phần ba số người được hỏi cho biết cú sốc thanh khoản này lại càng củng cố kỳ vọng của họ về các cải tổ sắp tới của lãnh đạo mới tại Trung Quốc, gồm tự do hóa lãi suất, cải cách hệ thống đăng ký hộ khẩu và áp dụng thuế tài sản. Jimmy Zhuꦏ, chuyên gia kinh tế tại FXPrimus (Singapore) cho biết: "Dù gần đây Trung Quốc luôn chỉ nói về cải tổ, tôi cho rằng thời gian này, họ vẫn tập trung vào tăng trưởng. Khủng hoảng tín dụng chỉ là rất ngắn hạn thôi".
Thùy Linh