Chính phủ Anh ngày 1/7 thông báo sẽ cho phép những người Hong 🦩Kong có hộ chiếu hải ngoại Anh đến nước này sinh sống, làm việc và cuối cùng nộp đơn xin nhập tịch.
Hộ chiếu hải ngoại Anh là loại giấy tờ thông hành được luật Anh quy định từ năm 1987, cấp cho cư dân Hong Kong sinh trước thời điểm Anh bàn giao thꦡành phố cho Trung Quốc ngày 1/7/1997. Theo quy định trước đây, người mang hộ chiếu này được miễn visa vào Anh 6 tháng, có thể được Anh hỗ trợ lãnh sự nhưng không tự động có quyền sống và làm việc tại Anh, nhưng khô🐎ng được nộp đơn xin xin quốc tịch.
Tính đến tháng 2, gần 350.000 ng🔯ười Hong Kong sở hữu hộ chiếu hải ngoại Anh. Tổng cộng gần ba triệu cư dân Hong Kong đủ điều kiện nhận hộ chiếu như vậy.
Các thay ♐đổi được Anh công bố ngày 1/7 gồm: người mang hộ chiếu hải ngoại Anh sẽ được học tập và làm việc ở nước này 5 năm, sau đó họ có thể nộp đơn xin tình trạng thường trú nhân. 12 tháng sau khi có tình trạng thường trú nhân, họ có thể nộp đơn xin cấp q💜uốc tịch Anh. Quy định nhập cư mới sẽ được thực hiện trong vài tháng tới.
Đây được coi là biện pháp đối phó của Anh sau khi Trung Quốc thông qua luật an ninh mới với Hong Kong. Tuy nhiên, Lau Siu-kai, phó chủ tịch Hiệp hội nghiên cứu Hong Kong và Macau, tổ chức tư vấn cho Trung Quốc, cho biết Bắc Kinh rất có thể sẽ "trả đũa" bằng cách không công nhận quốc tịch Anh có được thông qua lộ trình này.
"Nếu một người muốn đăng ký là công dân Anh tại Hong Kong, người đó có thể đượcﷺ hỏi liệu quốc tịch đó có được xin qua chương trình này hay không. Nếu đúng vậy, về mặt pháp lý, 🐠người này vẫn chỉ được coi là công dân Trung Quốc", Lau nói.
Bà cho rằng việc thẩm định nguồn gốc quốc tịch Anh của một người ở Hong Kong trên thực tế s🐭ẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng chính quyền Hong Kong có thể buộc người đó phải chịu trách nhiệm pháp lý bằng cách yêu cầu họ khai báo trên giấy tờ.
Nếu không được Trung Quốc công nhận, những người Hong Kong xin được quốc tịch Anh thông qua lộ trình này sẽ bị vô hiệu hóa quốc tịch Anh khi trở về Hong Kong. Đ♊iều này có nghĩa là về mặt pháp lý họ vẫn là công dân Trung Quốc trong biên giới Trung Quốc và không thể được Anh bảo h🐼ộ công dân.
Trung Quốc không công nhận quốc tịch kép. Theo tài liệu của Ủy ban Thườnꦇg vụ Quốc hội Trung Quốc công bố ngày 15/5/1996, Bắc Kinh không cấm người Hong Kong có hai quốc tịch sử dụng hộ chiếu của quốc gia thứ hai cho mục đích đi lại, nhưng họ không được quyền xin bảo hộ công dân từ nước đó. Nói cách khác, những người này chỉ có thể làm vậy nếu từ ဣbỏ quốc tịch Trung Quốc, chỉ giữ lại quốc tịch thứ hai.
Tuy nhiên, điều kiện này không áp dụng cho số ít cư dân Hong Kong có hai quốc tịch nhờ Chương trình Tuyển chọn Quốc tịch Anh (BNSS). Tài liệu của NPC nêu rõ người có hai quốc tịc🉐h Anh - Trung nhờ BNSS sẽ không được công nhận quốc tịch Anh. Họ chỉ được coi là công dân Trung Quốc và không thể được Anh bảo hộ lãnh sự 🔯tại Hong Kong và các nơi khác của Trung Quốc.
BNSS là chương trình được Anh tiến hành trước khi bàn giao Hong Kong cho Trung Quốc năm 1997, cho phép 50.000 cư ꦜdân Hong Kong và người phụ thuộc nhập tịch Anh.
Theo thủ tục xin đổi quốc tịch hiện nay, người Hong Kong nộp đơn được yêu cầu khai rõ: "Quốc tịch Anh của tôi không được xin qua BNSS". Cơ quan di trú Hong Kon🌺g sẽ không xử lý nếu người làm đơn không khai báo.
Lau cho rằng Trung Quốc sẽ đối xử tương tự như vậy 🌱với những người mang hộ chi༒ếu hải ngoại Anh đủ điều kiện nhập tịch Anh. Họ cũng cần khai báo tương tự nếu tìm cách từ bỏ quốc tịch Trung Quốc trong tương lai.
Năm 2016, Lee Bo, người bán sách có hai quốc tịch Anh - Trung, biến mất và sau đó được xác nhận bị Trung Quốc thẩm vấn. London bày tỏ lo ngại về tình hình của Lee, nhưng Ngoại trưởng Trung Quốc Vương 🌊Nghị cho biết Lee "trước hết là một công dân Trung Quốc".
Luật sư Craig Choy Ki, phát ngôn viên của nhóm vận động Quyền bình đẳng cho người mang hộ chiếu hải ngoại Anh, cho rằng việc Bắc Kinh từ chối công nhận BNSS không có tác động lớn trên thực tế đối với 𒈔cuộc sống bình thường của những người mang hai quốc tịch. Tuy nhiên, chính sách như vậy sẽ ảnh hưởng𓄧 tới những người có thể bị buộc tội liên quan đến an ninh quốc gia trong tương lai.
"Khi nhìn vào trường hợp của Lee Bo, chúng ta có thể thấy rằng những người có hai quốc tịch sẽ chỉ được coi là công dân Trung Quốc và có thể bị truy tố the🌳o luật chỉ áp dụng cho công dân Trung Quốc, như tội phản quốc", Choy nói.
Trưởng đặc khu Hon🐠g Kong Carrie Lam, chồng và hai con trai có quốc tịch Anh thông qua BNSS, nhưng bà Lam đã từ bỏ quốc tịch này vào năm 2007 khi được bổ nhiệm làm người đứng đầu cơ quan phát triển Hong Kong.
Trong khi đó, một nhà nghiên cứu về các vấn đề Trung Quốc đại lục - Hong Kong gಞiấu tên cho rằng việc tranh luận về quốc tịch là vô ích, bởi tác động của luật an ninh mới với người Hong Kong dù mang quốc tịch nào cũng như nhau.
Điều 38 của luật an ninh Hong Kong qꦫuy định Trung Quốc có thể truy tố hành vi xâm phạm an ninh quốc gia diễn ra bên ngoài thành phố, thậm chí do người nước ngoài thực hiện. Luật này cũng áp dụng cho thường trú nhân Hong Kong, các tổ chức và công ty được thành lập tại Hong Kong, ngay cả khi hành vi phạm tội được thực hiện bên ngoài thành phố.
James To, nghị sĩ đối lập ở Hong Kong, nói rằng luật này có thể ảnh h🐷ưởng đến "mọi người trên khắp thế giới, những người đến thành phố để kinh doanh, quá cảnh hay du lịch, bất cứ ai".
"Việc người đó có hai quốc tịch hay không không quan trọng, nếu♛ người đó vi phạm luật an ninh qᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚuốc gia, người đó sẽ bị xử lý", nhà phân tích giấu tên nói.
Luật an ninh Hong Kong có hiệu lực từ đêm 30/6, hình sự hóa 4 loại tội phạm an ninh quốc gi🥀a gồm ly khai, lật đổ, khủng bố và thông đồng với nước ngoài hoặc các phần tử bên ngoài để gây nguy hiểm cho an ninh. Người Hong Kong vi phạm luật có thể bị kết án chung thân, quyền tố tụng và xét xử các "trường hợp nghiêm trọng" thuộc về chính quyền trung ương.
Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế lo ngại luật an ninh ꧒mới sẽ làm suy yếu chính sách "một quốc gia, hai chế độ", cam kết cho Hong Kong mức độ tự trị cao. Tuy nhiên, Bắc Kinh nhiều lần khẳng định luật này sẽ củng cố thêm chính sách "một quốc gia, hai chế độ", ủng hộ sự phát triển của đặc khu. Trung Quốc cũng yêu cầu các nước ngừng can thiệp vấn đề Hong K♒ong và các vấn đề nội bộ của nước này.
Phương Vũ (Theo SCMP)