Trung Quốc và Triều Tiên ký hiệp ước hữu nghị, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau cách đây 55 năm, theo đó Bắc Kinh cam kết viện trợ trong trường hợp Bình Nhưỡng bị tấn công. Tuy nhiên, Bắc Kinh dường như đã hết kiên nhẫn với Bình Nhưỡng, theo SCMP.
Giáo sư Pang Zhongying, c🀅huyên gia quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân Trung Quốc, nhận định giờ đây Trung Quốc coi việc Triều Tiên phát triển vũ khí hạt nhân là mối đe dọa an ninh. Quan hệ Trung - Triều vì thế trở nên xấu tới mức không thể khôi phục như trước.
"Hiệp ước Trung - Triều chỉ có 👍giá trị pháp lý trong trường hợp Triều Tiên bị tấn công, Trung Quốc sẽ viện trợ, nhưng khả năng🎉 cao là điều này sẽ không được thực hiện", Pang nói.
Giáo sư Shen Jiru, Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc, cũng nhận định Bắc Kinh "không nên để bị ràng buộc bởi các hiệp ước" khi Bình Nhưỡng vẫn cố tình phát triển vũ khí hạt nhân. Shen nói h𝔉iệp ước ký năm 1961 này chỉ là "di sản thời Chiến tranh Lạnh", khi Trung Quốc "còn non nớt, chưa có kinh nghiệm ngoại giao".
Theo Shen, hiệp ước gần như không được thể hiện gì nhiều từ khi ông Giang Trạch Dân lên nắm quyền ở Trung Qꦆuốc năm 1989.
"Tôi đoán hiệp ước năm 1961 là công cụ để Trung Quốc kiểm soát Triều Tiên, chống lại ảnh hưởng của Liên Xô. Giờ đây, mọi thứ đã khác. Trung Quốc dường như mắc phải 't🉐ình thế khó xử vĩnh viễn' bởi Triều Tiên dùng nó như một công cụ hăm dọa và kiểm soát ngược lại Trung Quốc", Kerry Brown, chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Hoàng gia London, nói.
Giới chuyên gia cũng tin Hiệp ướ𓆏c Trung - Triều đã được gia hạn tới năm 2021.
Đầu tháng 4, phiên bản quốc tế tờ People’s Daily, cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung Quốc, tuyên bố💟 Bắc Kinh sẽ bảo vệ Bình Nhưỡng "chống lại các vụ tấn công tiềm ẩn từ bên ngoài".
Tuy nh🙈iên, các chuyên gia Trung Quốc lưu ý Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh báo Bình Nhưỡng, không cho phép có chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên. Trung Quốc cũng phản đối chính sách "lưỡi gươm hạt nhân chiến tranh" của Triều Tiên.
Tháng trước, khi được hỏi liệu có viện trợ Triều Tiên như trong Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 hay không, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết "Trung Quốc không chấp nhận bất ổn trên bán đảo Triều Tiên, 🧸và cũng không chấp nhận việc theo đuổi vũ khí hạt nhân".
Sự thất vọng của Trung Quốc với Tᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚriều Tiên thể hiện rõ ꦯkhi Bắc Kinh ủng hộ Hội đồng Bảo an trừng phạt Bình Nhưỡng vì thử bom nhiệt hạch, phóng tên lửa tầm xa hồi đầu năm.
Hàn Quốc, nước thường xuyên trong trạng thái căng thẳng do các vụ thử hạt nhân, tên lửa của Tওriều Tiên, cũng quan tâm Hiệp ước Trung - Triều.
Giáo sư Lee Jung-nam, chuyên gia về Trung Quốc tại Viện Nghiên cứu châu Á, Đại học Hàn Quốc, nhận định Bắc Kinh sẽ hành xử khác so với thời Chiến tranh Triều Tiên. Theo đó, Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tìm giải pháp thương lượng với Mỹ và Hàn Quốc đầu tiên thay vì trực tiếp tham chiến như tro♋ng quá khứ.
Giáo s💫ư Lee cho rằng "Triều Tiên có ý nghĩa chiến lược quan trọng" với Trung Quốc ở khu vực Đông Á nên Trung Quốc sẽ cố gắng can thiệp nếu căng thẳng leo thang hoặc thậm chí cả khi mọi thứ vượt tầm kiểm soát.
"Mọi thứ đã thay đổi từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm 🦋quyền", Lee nói.
Văn Việt