Ngân hàng trung ương 24 nước đã tiến hành nới lỏng chính sách tiền tệ năm nay, trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm và áp lực giảm phát khi giá dầu thô ở mức thấp nhấღt trong 6 năm qua. Tháng trước, PBoC đã giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn một năm xuống còn 5,35%.
"Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) có đang hạ giá NDT và lan truyền lạm phát thấp ra thế giới hay không?", Nicholas Ferres - Giám đốc Đầu tư của Eastspring Inves♔tment cho biết.
Hiện tại, Trung Quốc vẫn kiểm soát chặt tỷ giá NDT - USD. Từ đầu năm, đồng tiền này mới giảm 0,9% so với USD. Trong khi đó, USD đã tăn♍g 3,3% so với đồng won Hàn Quốc và 4,2% so với đôla Singgapore.
Tuy nhiên, theo David Woo - chiến lược gia tại Bank of America Merrill Lynch, việc euro giảm 12% so với USD trong năm nay "sẽ tạo áp l𒆙ực♐ lên Trung Quốc trong việc hạ giá NDT, từ đó phát tín hiệu Trung Quốc sẽ tham gia vào cuộc chiến tiền tệ. Đây sẽ là mối đe dọa lớn nhất của năm 2015".
Các nhà phân tích cảnh báo khi tiền tệ của hai đối tác thương mại chính là euro và yen Nhật đang yếu hơn khá nhiều, Trung Quốc sẽ không tránh khỏi phải giảm giá nội tệ. Đồng euro đã trượt giá mạnh khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) công bố kế hoạch nới lỏng hồi tháng🃏 1. Một số nhà phân tích dự đoán đồng euro thậm chí sẽ ngang giá với USD trong năm nay.
Trong khi đó, yen Nhật đã mất 11,4% so với USD từ khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản mở rộng quy mô chương trình nꦉới lỏng vào cuối tháng 10/2014.
"Rủi ro giảm phát của Trung Quốc và việc euro, yen giảm giá có thể làm thay đổi những tính toán của Bắc Kinh", Woo cảnh báo. Tháng 01/2105, lạm phát Trung ♎Quốc chậm lại còn 0,8%, nhưng 🌜đã tăng nhẹ lên 1,4% sau Tết Nguyên đán.
Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng "khoảng 🔯7%" năm 2015, thấp hơn nhiều so với 7,5% của năm ngoái✃. Trung Quốc vẫn có thặng dư thương mại. Tuy nhiên sự sụt giảm trong nhập khẩu lại báo hiệu sự suy thoái của kinh tế nội địa.
"Nhìn bề ngoài, thặ💙ng dư thương mại khiến việc hạ giá NDT chưa thực sự cần thiết. Tuy nhiên, nếuꦕ nhập khẩu Trung Quốc quá yếu, thất nghiệp cuối cùng sẽ tăng lên. Tôi có cảm giác PBoC sẽ cho tiền tệ mất giá", Ferres cho biết.
Woo thì khẳng định động thái này sẽ gây ra hiệu ứng domino. "Nếu các quốc gia lần lượt hạ giá nội tệ, những nước không giảm tất yếu sẽ có tiền tệ mạnh và mất đi lợi thế cạnh tranh. Trong tình hình kinh tế tăng trưởng ì ạch và không có nhiều công cụ chính sách có thể kích thích, chiến tranh t꧂iền tệ hoàn toàn có thể xảy ra", ông nhận xét.
Hà Tường (theo CNBC)