Hôm nay, thuế nhập khẩu của Mỹ áp lên số hàng hóa trị giá 200 tỷ USD nhập từ Trung Quốc có hiệu lực. Tr✨ung Quốc cũng đáp trả bằng thuế nhập khẩu với 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ.
Trước đó, hai nền kinh tế lớn ꧟nhất thế giới đã đánh thuế lên 50 tỷ USD hàng hóa của nhau. Tổng thống Mỹ - Donald Tr💦ump còn đe dọa áp thêm thuế với 267 tỷ USD hàng Trung Quốc nữa.
Vấn đề ở đây là Trung Quốc nh🌺ập khẩu ít hàng hóa từ Mỹ hơn, đồng nghĩa, họ không thể áp thuế trả đũa với quy mô tương đương.
Điều này đã khiến Bộ trưởng Thương mại Mỹ - Wilbur Ross tuần trước cho biết trên CNBC rằng, Trung Quốc đã “hết đạn” trong cuộc chiến trả đũa bằng thuế nhập khẩu. Tuy vậy, Trung Quốc không có tín hiệu sẽ nhượng bộ. Nước này cảnh 🌠báo có thể áp dụng các biện pháp “định tính”, nếu chính quyền Mỹ đánh thuế mọi hàng hóa Trung Quốc.
Giới chiến lược gia và kinh tế học đều nhận định chuyện xảy ra sắp tới sẽ rất khó đoán. “Các biện pháp phi thuế quan sẽ là những quân bài mới. Rủi ro hiện tại là Trung Quốc hạn chế bán hàng”, Keith Parker - chiến lược gia tạꦐi UBS nhận xét.
Theo các nhà phânღ tích, ngoài thuế, dưới đây là những biện pháp Trung Quốc có thể áp dụng để phản đòn Mỹ.
1. Rào cản thủ tục
Giới chức Trung Quốc có rất nhiều cách để tác động đến các doanh nghiệp Mỹ, từ rút giấy phép, áp thêm thꦑuế mới đến điều tra chống độc quyền. Họ cũng có thể làm chậm thủ tục hải quan, visa hay sử dụng quy định về an toàn, y tế để gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
Clayton Allen - nhà phân tích tại Height Capital cho biết khi Bắc Kinh khiến thương vụ Qualcomm🧸 (Mỹ) mua NXP (Hà Lan) bất thành, họ đã cho thấy “sự sẵn sàng sử dụng biện phá꧂p về chính sách để đối đầu Mỹ”. Hồi tháng 7, thương vụ đã bị hủy bỏ, do Bộ Thương mại Trung Quốc không đả động gì đến việc này khi hạn chót để họ ra ý kiến trôi qua.
Các công ty Mỹ từ lâu vẫn phàn nàn chuyện ꩵkhó tiếp cận thị trường Trung Quốc và thi thoảng nước này không tạo ra sân chơi công bằng theo tiêu chuẩn thương mại quốc tế. Dù vậy, phần lớn lại không ủng hộ cách Mỹ sử dụng thuế nhập khẩu để buộc Trung Quốc thay đổi hành vi.
2. Sự tẩy chay của người tiêu dùng
Nhiều sản phẩm từ Hàn Quốc và Nhật Bản từng bị người dân nước này tẩy chay khi các nước xảy ra căng thẳng. Năm ngoái, phần lớn siêu thị của Lotte tại Trung Quốc đã phải đóng cửa, sau khi tập đo﷽àn này bán đất cho Seoul năm 2016 để Mỹ lắp đặt hệ thống phòng th💯ủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) mà Trung Quốc cho là sẽ ảnh hưởng đến an ninh khu vực. Dù quan hệ hai bên sau đó được cải thiện, Lotte đã phải bán mảng kinh doanh này tại Trung Quốc.
Đây là tín hiệu cho thấy Trung Quốc có thể áp dụng biện pháp tương tự với các công ty Mỹ, Mark Williams - kinh tế trưởng khu vựcꦗ Trung Quốc tại Capital Economics cảnh báo.
3. Hạn chế xuất khẩu đất hiếm
Trung Quốc cung cấp khoảng 78% đất hiếm được sử dụng tại Mỹ. Chất này được dùng để chế tạo pin trong ôtô chạy điện - xăng và nhiều sản phẩm điện tử gia dụng, Bloomberg cho biết. Năm 2010, Trung Quốc từng đình chỉ xuất khẩu đất hiếm sang Nhậtꦍ🃏 Bản, khi căng thẳng giữa hai nước tăng cao, Allen cho biết.
4. Chuyển hướng thương mại sang các khu vực khác
Chủ tịch Alibaba - Jack Ma từng cảnh báo nhà đầu tư rằng chiến tranh thương mại có thể kéo dài hai thập kỷ. Vì vậy, ông thúc giục Trung Quốc củng cố kinh 🦹tế trong nước và chuyển hướng thương mại sang các🍒 khu vực như Đông Nam Á hay châu Phi.
“Trong ngắn hạn, cộng đồng kinh doanh tại cả Trung Quốc, Mỹ và châu Âu đều sẽ gặp rắc rối”, ông cho biết trên Bloomberg, “Việc này sẽ còn kéo dài. Nếu muốn một giải pháp trong ngắn hạn, không😼 có đâu”.
5. Củng cố kinh tế nội địa
Các nhà hoạch định chính ꧑sách tại Bắc Kinh có thể hạn chế một nửa tác động từ thuế nhập khẩu Mỹ nếu thúc đẩy được nhu cầu nội địa, trong đó có “các chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa” đã thực hiện từ quý II, Louis Kuijs - nhà kinh tế học tại Oxfo🦩rd Economics nhận xét.
Các biện pháp này có thể gồm giảm thuế thu nhập, kêu gọi tăng đóng góp vào chương trình an sinh xã hội, tăng hoàn thuế xuất khẩu, tăng đầu tư vào cơ sở hạ tầng và khuyến khích 𒈔các ngân hàng cho vay, Kujis cho biết.
6. Giảm đầu tư vào Mỹ
Các công ty nước ngoài, thậm chí là công ty Mỹ, cũng sẽ phải nghĩ lại trước khi quyết định đổ tiền vào nước này. “Các công ty phụ thuộc vào chuỗi cung ứng toàn cầu có thể sẽ chùn chân, do sự bất ổn mà thuế nhập khẩu mang lại”, Moody’s cho biết. Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Mỹ cũng đã chậm lại đáng kể dưới th💃ời Tổng thống Mỹ - Donald Trump, Adam Posen - Giám đốc Viện ꧂Quốc tế Peterson cho biết trong một báo cáo tháng trước.
Hà Thu (theo AP/CBS)