Phiên họp toàn thể thứ 5 của Ủy ban Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19 hôm nay bế mạc🅰 sau 4 ngày họp kín tại Bắc Kinh. Các cuộc thảo luận tập trung vào Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc về Phát triển Kinh tế, Xã hội quốc gia và Các mục tiêu Dài hạn đến năm 2035.
Theo thônꦍg cáo được đăng trên các phương tiện tr𒉰uyền thông nhà nước sau kỳ họp, các lãnh đạo Trung Quốc nhấn mạnh phát triển "chất lượng cao" hơn là tốc độ tăng trưởng, đề cao sự cần thiết hình thành "mô hình phát triển mới" dựa trên nền tảng tiêu dùng nội địa mạnh mẽ.
Hội nghị ước tính tổng sản phẩm quốc nội sẽ vượt 100 nghìn tỷ nhân dân tệ (14,9 nghìn tỷ USD) trong năm nay. Ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung൲ Quốc muốn phát triển đất nước thành cường quốc tập trung vào t🥃iêu dùng nội địa và tự lực công nghệ, nhưng trái với thông lệ, họ không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế tổng thể.
Lãnh đạo Trung Quốc cũng cảnh báo về một môi trường quốc tế "ngày càng phức tạp" và bất ổn ngày càng gia tăng. Nền kinh tế Trung Quốc sụt giảm 6,8% trong quý đầu tiên vì sự🐟 bùng phát Covid-19, nhưng đã phục hồi sau khi dịch bệnh được kiểm soát và dường như nền kin🐎h tế lớn duy nhất đạt tăng trưởng trong năm nay.
Thông cáo cũng cho biết Trung Quốc hiện đặt mục tiêu trở "nền kinh t🐈ế phát triển vừa phải" đến năm 2035 và và đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP bình quân đầu người sớm 🌠hơn 15 năm.
Có những kỳ vọng cho rằng cuộc họp sẽ làm rõ chi tiết về cam kết bất ngờ của Chủ tịch Tập Cận Bình rằng ওTrung Quốc sẽ đạt mức phát thải carbon cao nhất vào năm 2030, nhưng thông cáo chỉ đề cập ở mức độ hạn chế về vấn đề này. Theo đó, các lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi thúc đẩy nhiều hơn phát triển carbon thấp, sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên và ưu tiên bảo tồn. Trung Quốc chiếm 1/4 lượng khí nhà kính trên trái đất và phụ thuộc mạnh vào than để thúc đẩy phát triển.
Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 sẽ được t♒rình lên quốc hội Trung Quốc để chính thức thông qua.
Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang đối mặt áp lực quốc tế, gồm cuộc chiến thương mại kéo dài với Mỹ và nghi ngờ đối với các thương hiệu Trung Quốc như TikTok và Huawei ở nước ngoài. Giám đốc của công ty𒈔 chiến lược thị trường toàn cầu Axi, Stephen Innes, cho rằng "mối đe dọa liên tục từ các lợi ích phương Tây do chính quyền Mỹ dẫn đầu" đang khiến Trung Quốc hướng tới tiêu dùng nội địa.
Capital Economics cảnh báo nếu không nuôi dưỡng các nguồn tăng trưởng mới trong nước, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc có thể chậm lại 2% vào năm 2𒁃030.
Huyền Lê (Theo AFP)