Trung Quốc đang tìm cách điều chỉnh lại lĩnh vực công nghệ ở nhiều mảng khác nhau, từ bảo vệ dữ liệu đến chống độc quyền. Thời gian qua, chính phủ Trung Quốc đã để các công ty trong nước phát triển tự do, không bị các quy định làm cản trở và🐓 điều này đã hình thành nên nhiều doanh nghiệp lớn ở quy mô toàn cầu. Mọi thứ giờ đây đang bị siết chặt.
Tháng 11/2020, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và các cơ quan quản lý đã đưa ra dự thảo quy tắc về cái gọi là "cho vay vi mô". Trong🌌 đó, nội dung dự thảo bao gồm các điều khoản về va💮y vốn như yêu cầu về vốn đối với các công ty công nghệ cung cấp các khoản vay.
Cơ quan Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường của Trung Quốc (SAMR) sꦇau đó cũng đã công bố dự thảo về loạt quy tắc nhằm ngăn chặn các hoạt động độc quyền trên nền tảng Internet. Đây là một trong những đề xuất sâu rộng nhất ở Trung Quốc nhằm chấn chỉnh hoạt động của các công ty công nghệ lớn.
Tháng 12/2020, SAMR cho biết đã bắt đầu thực hiện cuộc điều tra nh♔ằm vào tập đoà🅘n Alibaba về hành vi độc quyền. Vào tháng 10, Trung Quốc đã đưa ra dự thảo luật bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm điều chỉnh cách các công ty xử lý dữ liệu người dùng.
Theo nhận định của Kendra Schaefer, chuyên gia của Trivium China, một công ty nghiên cứu có trụ sở tại Bắc Kinh, những quy định trên đang là một phần trong nỗ lực lớn hơn của Trung Quốc trong việc trở thành một cường quốc công nghệ trên toàn cầu. "Từ những hành động của Trung Quốc, tôi hiểu rằng nếu nước này muốn trở thành một siêu cường công nghệ, họ cần đặt một nền tảng pháp lý vững chắc", Schaefer nói. "Nền tảng pháp lý này s𒆙ẽ được áp dụng để điều chỉnh hoạt động của công ty và về quản lý dữ liệu. Thực tế, dữ liệu có thể là quy định quan trọng nhất mà chính phủ Trung Quốc phải đặt ra".
Cũng theo Schaefer, những gì Trung Quốc đang làm nhằm tﷺạo nên một nền tảng công nghệ hoàn thiện, vững chắc về mọ𒉰i mặt. Để làm được điều này, chính phủ sẽ phải thiết lập một khuôn khổ nhằm tạo bàn đạp để từ đó có thể phát triển và tiến lên nhanh hơn.
Bắc Kinh dường như đã có lập trường cứng rắn hơn đối với các công ty công nghệ trong nước từ nửa cuối 2020. Tháng 11, các nhà quản lý đã buộc Ant Group, một chi nhánh chuyên về lĩnh vực tài chính của Alib📖aba, phải dừng phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO). Đây được xem là một trong những đợt IPO lớn nhất thế giới. Tháng trước, Alibaba và hai công ty khác cũng đã bị phạt vì không khai báo chính xác với nhà chức trách về các thương vụ mua lại trong quá khứ.
Tuy nhiên, việc xử phạt có nghĩa là Trung Quốc đang đối đầu với các "ông lớn" công nghệ trong nước. "Trong nhiều năm, các công ty công nghệ đa quốc gia của Trung Quốc luôn được ưu ái và tạo điều kiện phát triển theo một tiêu chuẩn trên toàn cầu. Điều đó sẽ không thay đổi trong tương lai. Ch🐠úng ta đang thấy Bắc Kinh đang tạo nên các '💦Big Tech' như Washington đã làm", Emily de La Bruyere, người đồng sáng lập của công ty tư vấn Horizon Advisory, nhận xét. "Tuy nhiên, chính quyền Trung Quốc sẽ vẫn đảm bảo các công ty công nghệ lớn trong nước phải hoạt động theo các quy tắc và quy định, kết nối với các nền tảng và phục vụ các chiến lược do chính phủ đưa ra".
Không chỉ r🌜iêng Trung Quốc,ജ các khu vực khác cũng đang đưa ra những thay đổi sâu rộng về công nghệ. EU có lẽ là khu vực quyết liệt nhất trên thế giới về vấn đề này.
Cụ thể, EU đã phê duyệt Quy định chung về Bảo vệ Dữ liệu từ 2016. Quy định này được đánh𒆙 giá mang tính bước ngoặt, với mục tiêu nhằm đưa ra các q💙uy tắc về cách xử lý dữ liệu của người dùng.
Vào tháng 12, EU cũng đã đưa ra Đạo luật về Thị trường Kỹ thuật số và Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số. Đây là các biện pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn đối với hành vi của những "gã khổng lồ" công nghệ trên toàn cầu đang hoạt động tại ch♔âu lục trong một số lĩnh vực.
Tuy nhiên, Mỹ đang chậm chân hơn so với Trung Quốc và EU khi vẫn chưa có cách tiếp cận bằng luật pháp trên phạm vi rộng xung quanh các lĩnh vực như kiểm soát dữ liệu. "Mỹ chưa có các quy định tốt để kiểm soát dữ liệu, cả với công ty trong nước lẫn nước ngoài", Schaefer nói. "Theo tôi, Mỹ chưa có chính sách quản lý đối với dữ liệu 𒈔cơ bản. Đó là một trong những lý do Mỹ loay hoay trong việc cố gắng kiểm soát các ứng dụng từ Trung Quốc như TikTok. Họ buộc phải làm việc với từng ứng dụng cụ thể do chưa có qu𝐆y định chung".
Bảo Lâm (theo CNBC)