Trong phiên khai mạc kỳ họp quốc hội thường niên sáng nay, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng tương 🥂đương năm ngoái - 6,5%. Dù vậy, con số này lại thấp hơn so với tốc độ tăng ⛎trưởng thực tế năm 2017 là 6,9%.
Ngoài ra, nước này 🌸cũng khẳng định giảm thiểu các hoạt động tài chính rủi ro đang đẩy nhiều công ty lớn đến bờ vực sụp đổ. Tháng trước, Chính phủ Trung Quốc đã tiếp quản đại gia tài chính - bảo hiểm Anbang. Nhiều động thái của các công ty khác cũng đang bị giám sát.
Trung Quốc hiện là nền kinh tế lớn nhì thế giới. Tuy nhiên, việc dựa dẫm vào vay nợ đã khiến giới chức ngày càng lo ngại. Thủ tướng Trung Quốc - Lý Khắc Cường hôm nay cũng cho biết kiềm chế rủi ro này sẽ là chính sách chủ chốt của họ trong năm 2018, cam kết ꦯ“thắt chặt kiểm soát rủi ro nội bộ tại các tổ chức tài chính” và “hạn ch💟ế các hoạt động phạm pháp, như huy động vốn bất hợp pháp và lừa đảo tài chính”.
4 thập kỷ qua, Trung Quốc đã dựa vào vay nợ để kích thích đầu tư và xuất khẩu, từ đó kéo ⛎tăng trưởng lên cao. Tuy nhiên, Bắc Kinh giờ chuyển hướng tập trung vào tăng trưởng chậm, bền vững hơn, dựa trên tiêu dùng.
Báo cá🔯o sáng nay cho biết giữ nguyên mục tiêu tăng trưởng là “khớp với tình hình hiện tại của Trung Quốc, chuyển dịch từ tăng trưởng nhanh sang tăng trưởng chất lượng cao”. Việc này cũng sẽ cho phép họ “đạt tỷ lệ lao động tương đối đầy đủ”.
Một số m🃏ục tiêu khác cũng được đưa ra trong báo cáo là lạm phát 3%, giảm nghèo và giảm dư thừa sản xuất. Trong đó, nước này sẽ giảm sản lượng thép thêm 30 triệu tấn và than thêm 150 triệu tấn năm 2018.
Báo cáo nhận định rủi ro kinh tế và tài chính của Trung Quốc “nhìn chung có thể kiểm soát”. Khối nợ của nước này đã tăng đáng kể vài năm gần đây, với nhiều con số đáng lo ngại về nợ doanh nghiệp, hộ gia đình và nợ xấu ngân ♌hàng.
Nợ chính quyền địa phương năm ngoái đã tăng 7,5% lên 2.600 tỷ USD, theo số liệu tháng 1. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) gần đây cũng cho biết khối nợ nước nꦕày hiện tương đương 234% ไGDP.
Hà Thu (theo BBC)