Abbott - hãng sản xuất sữa Similac vừa cho biết vụ việc bị 🧸phát hiện từ t♔háng 12 năm ngoái. Sau đó, số hàng giả đã bị lần theo dấu vết và thu giữ.
Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm Thượng Hải cho biết họ cũng đang theo dõi việc bán các sản phẩm này trên Internet. Theo giới truyền thông Trung Quốc, nhóm này đã bán hơn 17.000 ♐hộp sữa, thu về gần 2 triệu NDT (309.000 USD). Dù vậy, giới chức cho biết số sữa bột giả không gây hại cho sức khỏe.
Đây là scandal mới nhất liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm tại Trung Quốc. Nước này đã cam kết đẩy mạnh kiểm tra sau scandal sữa nhiễm melamine khiến 6 trẻ sơ sꦇinh thiệt mạng và 300.000 trẻ khác mắc bệnh năm 2008. Thời điểm đó, gần như tất cả hãng sữa lớn của Trung꧋ Quốc đều bị phát hiện có chất này trong sản phẩm.
Việc này đã khiến các bậc phụ huynh lên cơn sốt săn lùng sữa ngoại, vốn được đánh giá là an toàn hơn. Trào lưu trên đã gây ra tình trạng khan hiếm sữa tại Hong Kong (Trung Quốc) và Anh các🍰h đây vài năm.
Cơn khát sữa ngoại của người Trung Quốc còn làm dấy lên nghi ngờ nhiều người nước này thu mua vỏ hộp sữa của Australia, sau đó đổ s🎀ữa khác vào đây để bán lại. Hoạt động này bị cảnh báo có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Nếu các bậc cha mẹ mua phải sản phẩm kém chất lượng cho con cái, rủi ro sức khỏe là rất lớn.
Tháng trước, Trung Quốc cũng bỏ tù 10 người vì bán th☂ịt bò khô giả. Nhóm người này đã thêm hương liệu và chất tạo màu vào thịt lợn đã qua sử dụng để làm giả sản phẩm.
Thượng Hải cũng từng kiღện công ty thực phẩm Mỹ - OSI Group vì đóng g🐼ói thịt kém chất lượng và quá hạn sử dụng thành sản phẩm mới. Tháng trước, 6 nhân viên công ty này đã bị bỏ tù.
Hà Thu (theo AFP)