Phát biểu tại Diễn đàn Hòa bình Thế giới ở Bắc Kinh cuối tuần qua, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Qu⛄ốc Dương Khiết Trì nói rằng nước này "sẽ không bao giờ đánh đổi những lợi ích cốt lõi" và "ngậm bồ hòn" trước nhữꦫng hành động "làm suy yếu chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển" của mình.
Theo Washington Post,𒁃 ông Dương cho rằng các tranh chấp cần được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp giữa các bên và không nên có sự can dự của một bên thứ ba nào. Dù ông Dương không đề cập trực tiếp trong phát biểu của mình, Trung Quốc đã nhiều lần phản đối chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ và cáo buộc Washington làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông.
Trong cuộc phỏng vấn bên lề diễn đàn sau đó, ông Wu Shicun, chủ tịch và là nhà nghiên cứu cấp cao ở Viện Ngඣhiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, cho rằng "một số nước đang sử dụng ảnh hưởng từ bên ngoài để quốc tế hóa các vấn đề Biển Đông".
Bắc Kinh dường như đang nỗ lực tìm cách ngăn cản sự hiện diện quân sự của Mỹ ở những vùng biển xung quanh Trung Quốc, ông Stephen Hadley, cựu cố vấn an ninh qu🦂ốc gia dưới thời cựu tổng thống George W. Bush, phát biểu tại diễn đàn. Theo ông, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á rất vững chắc và dù không có điều đó, các nước láng giềng của Trung Quốc vẫn có thể đoàn kết để đối phó với Bắc Kinh.
Trung Quốc đang ngày một gia tăng các hoạt động nhằm thực hiện tham vọng bá quyền ở Biển💯 Đông và biển Hoa Đông. Nước này từ chối các nỗ lực quốc tế nhằm giải quyết căng thẳng và đầu tháng này lặp lại luận điệu rꦇằng không công nhận vụ kiện của Philippines ở tòa án quốc tế liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông.
Tuy nhiên, Manila khẳng định sẽ tiếp tục giải pháp pháp lý, dù Bắc Kinh có𓄧 chấp nhận ra tòa hay không. Giới chức Việt Nam cũng đang cân nhắc꧙ các lựa chọn, trong đó có đấu tranh pháp lý, để phản đối những yêu sách và hành động xâm phạm của Trung Quốc trên những vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Anh Ngọc