Con tàu dài 165 m, rộng gần 21 m, trị giá 97 triệu USD được Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông đặt đóng và dự kiến hạ thủy vào tháng 9/2021. Với lượng giãn nước 10.700 tấn, nó sẽ là tàu tuầ�🌳�n tra lớn nhất của lực lượng hải sự Trung Quốc, với lượng giãn nước gấp đôi chiếc Hải tuần 01 hiện nay.
Truyền thông Trung Quốc cho biết tàu có thể chở theo nhiều trực thăng, đủ sức thực hiện các nhiệm vụ như tuần tra, ứng🌟 cứu, tìm kiếm cứu hộ và x🔯ử lý ô nhiễm. Các tàu hải tuần trong biên chế cơ quan hải sự Trung Quốc hiện nay chủ yếu có lượng giãn nước 1.583-5.418 tấn.
"Hải sự Trung Quốc đang cần các loại tàu tuần tra lớn với dự trữ hành trình dài. Năng lực của ✤các tàu nhỏ là khá giới hạn, 🐻khiến chúng không thể đi biển trong thời gian dài", chuyên gia quân sự Song Zhongping tại Hong Kong nhận xét.
Hiện tại, chỉ có hải cảnh 💯Trung Quốc, lực lượng thuộc Cảnh sát Vũ trang - một nhánh của quân đội nước này, mới sở hữu tàu tuần tra biển có lượng giãn nước trên 10.000 tấn.
Các dự án🐽 đóng tàu tuần tra dân sự cỡ lớn là một phần trong nỗ lực của Trung Quốc nhằm tăng cường hiện diện của lực lượng phi hải quân tại Biển Đông, phục vụ tham vọng độc chiếm vùng biển này bất chấp luật ♔pháp quốc tế.
Trung Quốc trong những năm qua ngang nhiên bồi đắp đảo nhân tạo trái phép, đẩy mạnh hoạt độꦗng quân sự tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Hành động này đi ngược cam kết của Bắc Kinh về việc không🍷 quân sự hóa Biển Đông và hứng chịu nhiều chỉ trích của dư luận quốc tế.
Việt Nam khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi với quần đảo Hoàng Sa và Trường S🌠a, phản đối các hoạt động quân sự ♓hóa làm gia tăng căng thẳng, ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh trong khu vực.
Vũ Anh (Theo SCMP)