Tân Hoa Xã cho biết công nghệ blockchain đang được ứng dụng vào việc vận hành hệ thống 21 nhà tù thông minh ở tỉnh Giang Tô. Bộ Tư Pháp Trung Quốc cũng khuyến nghị mở rộng mô hình này ꧋cho 600 nhà tù t🀅rên toàn quốc.
Theo mô tả, hệ thống quản lý được xây dựng trên nền tảng blockchain. Tất cả dữ liệu được liên thông, đồng bộ hoá và chia sẻ bởi nhiều bên. Kho dữ liệu này được lưu trữ phân tán, không thuộc quyền sở hữu của bất kỳ cơ quan nào, cho phép các hồ sơ, thông tin được minh bạch, chống giả mạo. Công nghệ blockchain được cho là giúp giảm thiểu tình trạng tham nhũng hoặc lạm dụng q🍸uyền lực trong nhà tù một cách hiệu quả.
Hệ thống quản lý nhà tù thông minh của tỉnh Giang Tô có hơn 800 chức năng và gần 1.200 quy trình nhằm cung cấp giải pháp một cửa choᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ hệ thജống đánh giá, trừng phạt và khen thưởng tù nhân.
Ví dụ, việc ân xá𝄹 được kết nối với tòa án và viện kiểm sát để thủ tục có thể được xử lý trực tuyến. Việc phê duyệt ân xá và tạm tha được công khai trên trang web chính thức của cơ quan quản lý nhà tù Giang Tô, cũng như trang web thông tin hành chính công của tỉnh.
Theo SCMP, blockchain sớm đã được chính phủ Trung Quốc đầu tư và xem xét ứng dụng thực tế. Tháng 3 năm nay, công nghệ này được đề cập trong kế hoạch quốc gia 5 năm và tương lai xa hơn nữa. Theo kế hoạch và chiến lược phát triển Tầm nᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhìn 2035, chính phủ Trung Quốc xác định blockchain là một trong những "ngành công 🥀nghiệp kỹ thuật số mới" cần được phát triển và mở rộng.
Blockchain cũng đang được sử dụng trong một số ứng dụng hành chính ở Trung Quốc. Năm 2019, tỉnh Qu🐻ảng Đông bắt đầu phát hành hóa đơn sử dụng công nghệ blockchain. Một năm sau, Xiong'an New Area, một dự án thành phố tương lai ngay bên ngoài Bắc Kinh đã khởi chạy một hệ thống blockcha🧔in cấp thành phố để phát hành và ghi lại các khoản bồi thường tái định cư, trả lương cho người lao động nhập cư và mua vật liệu xây dựng. Khi Covid-19 bùng phát, Quảng Đông và Ma Cao đã đưa ra một hệ thống mã QR sức khỏe được công nhận lẫn nhau dựa trên nền tảng blockchain.
Khương Nha (theo SCMP)