Một quan điểm được đưa ra là chính phủ nên "ăn miếng trả miếng" nhằm gây tổn thương cho các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc. T♚uy nhiên, nhiều người lại cho rằng thay vì trừng phạt các công t෴y nước ngoài, đặc biệt là công ty Mỹ, Trung Quốc nên đối xử tốt hơn với họ nhằm lôi kéo họ đứng về phía Bắc Kinh trong cuộc chiến.
Không muốn tỏ ra yếu đuối, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đáp trả đòn thuế từ Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng hàng rào thuế quan của riêng mình. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn thể hiện rõ xu thế nghiêng về cách t🅘iếp cận không đối đầu thông qua những đòn "tấn công quyến rũ", theo hai nguồn tin am hiểu các cuộc tranh luận về chính sách ở Trung Quốc.
Không lựa chọn cách trừng phạt các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc, Bắc Kinh lại cố tìm cách trấn an v꧑à làm hài lòng họ,𝄹 hứa hẹn sẽ giúp họ tiếp cận thị trường Trung Quốc dễ dàng hơn, tạo dựng một sân chơi bình đẳng và hạn chế vai trò của nhà nước trong các hoạt động kinh tế thường nhật.
"Nếu Trung Quốc trừng phạt doanh nghiệp Mỹ, nó sẽ chỉ giúp ích cho các 'diều hâu thương mại' ở Washington, những người đang muốn tách Trung Quốc khỏi phần còn lại của thế giới", một quan chức chính phủ Trung Quốc gi꧃ấu tên nói. "Trung Quốc chắc chắn sẽ không sập bẫy".
Nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thu h♉út các nhà đầu tư nước ngoài được cho là sẽ chạm tới đỉnh cao mới vào tuần tới, khi Chủ tịch Tập phát biểu tại Hội chợ Triển lãm Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc ở Thượng Hải năm thứ hai liên tiếp.
Theo giới chuyên gia, ông Tập nhiều khả năng sẽ nhắc lại "câu thần chú" bấy lâu nay chính phủ vẫn đề cao📖, rằng "cánh cửa Trung Quốc sẽ chỉ mở rộng hơn", đồng thời công bố những sáng kiến chính sách mới nhằm giúp các thương nhân và nhà𝔉 đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường nội địa Trung Quốc với 1,4 tỷ người tiêu dùng.
Những lời hứa mới sẽ tiếp tục làm dài thêm danh sách những biện pháp được Bắc Kin😼h đưa ra để thuyết phục g꧋iới đầu tư toàn cầu rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn sẵn sàng hợp tác và mở cửa với doanh nghiệp.
Trung Quốc đã cam kết sẽ tiến tới xóa bỏ hoàn toàn giới hạn sở hữu nước ngoài ở các tổ chức tài chính trong nước và công ty ôtô. Bắc Kinh đã nhanh chóng chấp thuận cho Tesla sản xuất ôtô điện tại nhà máy hoàn toàn mới của hãng này ở Thượng Hải. Chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra hàng loạt quy định mới hứa hẹn đối xử công bằng với doanh nghiệp nước ngoài🅷.
Thứ trưởng Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn, thành viên chủ chốt trong đoàn đàm phán thương mại của Bắc Kinh với Washington, hôm 29/10 cho hay Trung Quốc sẽ chủ động xem xét để thay đổi, thậm chí xóa bỏ các điều luật, quy định được coi là không công bằng với doanh nghiệp nước ngoài, điều mà Bắc Kinh chưa từng thực hiệ🌸n kể từ khi đàm phán gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hơn hai thập kỷ trước.
Theo Peter Quinter,💮 luật sư thuộc công ty ཧluật GrayRobinson, Mỹ, không thể kỳ vọng việc Trung Quốc đáp ứng những yêu cầu của giới đầu tư một cách dễ dàng.
"Ở Trung Quốc, tiến bộ mà họ đạt được trong hệ thống kinh tế 30 năm qua là điều kỳ diệu của thế giới", Quinter nói. Đặt niềm tin💯 vào việc Trung Quốc sẽ phát triển hệ thống pháp lý, chính trị và kinh tế giống như Mỹ là "một kỳ vọng không có thực", ông nhấn mạnh.
Trước những nghi ngờ ngày càng tăng về tuyên bố của Bắc Kinh rằng họ sẽ trở thành n🌜gười bảo vệ tự do thương mại꧙ toàn cầu lớn nhất thế giới, mọi người khó có thể tin vào các biện pháp "mở cửa" mà Trung Quốc đang nêu lên.
Ngân hàng Thế giới đã công nhận nỗ lực của Bắc Kinh, đưa họ tăng 14 bậc trong bảng xếp hạng Chỉ số Thuận 🎶lợi cho Kinh doanh (EBDI) hồi đầu tháng. Theo đó, Trung Quốc ban hành 6 cải cách mở cửa thị trường từ năm 2016 đến 2018, nhưng đưa ra tới 7 cải cách chỉ riêng trong năm nay và lên kế hoạch cho 8 cải cách mới trong năm 2020.
Bắc Kinh cũng đã tăng cường hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài 🧜như Tesla. Chính phủ chỉ mất 168 ngày làm việc để thông qua giấy phép hoạt động giúp công ty Gigafactory của Tesla ở Thượng Hải chạy thử sản xuất, theo Xinhua.
Dữ liệu từ Hội nghị Thương mại vღà Phát triển L✅iên Hợp Quốc trong khi đó cho thấy đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Trung Quốc trong nửa đầu năm 2019 đã tăng 4% so với năm trước đó, lên mức 73 tỷ USD.
Phố Wall vẫn duy trì mối quan tâm đối với Bắc Kinh khi các nhà đầu tư tài chính lớn, từ JPMorgan Chase đến Blackrock đều đang thảo luận vềﷺ khả năng mở rộng hiện diện ở Trung Quốc.
Giới quan sát đánh giá những lời hứa về mở cửa thị trường mà Trung Quốc đưa ra là một phần quan trọng trong chiến lược của nước này nhằm bảo v🅘ệ vị trí trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Danh hiệu "công xưởng thế giới" của Trung Quốc những năm gần đây đã bị xói mòn dần vì chi phí trong nước tăng, thậm chí trước cả thꦍời điểm chiến tranh thương mại với Mỹ nổ ra, dẫn tới việc hàng loạt nhà sản xuất phải ra đi, tìm kiếm những cơ sở sản xuất giá rẻ hơn ở các nước khác. Tập đoàn Samsung của Hàn Quốc cũng vừa đóng cửa nhà máy chế tạo điện thoại di động cuối cùng tại Trung Quốc.
Trong một bài viết đăng trên Global Times hôm 28/10, cựu thứ tr🎉ưởng thươ🌊ng mại Trung Quốc Ngụy Kiến Quốc ngụ ý rằng việc mở cửa của Trung Quốc cũng có giới hạn, ngay cả tại các khu vực thí điểm "thương mại tự do".
Theo ông, dù các khu vực thương mại tự do hướng tới hạ thấp những rào cản thị trường và cải thiện năng lực bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ cho các công ty nước 𒀰ngoài, chúng sẽ không chấp nhận "tự do kinh tế" hoàn toàn hay theo đuổi𒊎 "chủ nghĩa tân cổ điển từ phương Tây". Tất cả các động thái của Trung Quốc nhằm mở cửa phải hỗ trợ cho mục tiêu trọng tâm là "xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa".
Bắc Kinh cũng nêu rõ ràng rằng họ sẽ không từ bỏ mô hình kinh tế độc đáo của mình hay nới lỏng hạn chế tại những 🅷khu vực Trung Quốc cho là nguy hiểm. Nhiều biện 🔯pháp tự do hóa gần đây mà Trung Quốc áp dụng giống như "đường một chiều", được thiết kế để khuyến khích dòng vốn chảy vào nhưng lại kiểm soát chặt chẽ dòng tiền đổ ra.
Chính phủ vẫn rất rất chú ý đến vai trò quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế trong suốt 4 thập kỷ qua. Chúng mang đến không chỉ nguồn tiền m🦩à còn cả khả năng tiếp cận với công nghệ hiện đại.
Số liệu th💜ống kê do Bắc Kinh công bố cho thấy đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc từ năm 1978 đến 2018 đạt 2,1 nghìn tỷ USD, giúp nền kinh tế Trung⛄ Quốc phát triển thành một cường quốc toàn cầu.
Vì 💦thế, chiếm thiện cảm của nhà đầu tư nước ngoài luôn là yếu tố có ý nghĩa quan trọng đối với tương lai kinh tế Trung Quốc. Nhưng theo Jacob Parker, phó chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ - Trung, thực tế, mục tiêu này đang gặp trở ngại khi nhiều công 😼ty Mỹ đang chuẩn bị cho kịch bản về một cuộc đối đầu dài hơi giữa Washington và Bắc Kinh.
Khác biệt về ý tưởng và giá trị cũng như sự cạnh tranh địa chính trị và những mối quan ngại về an ninh đ🐎ang phủ bóng đen lên các doanh nghiệp Mỹ ở Trung Quốc. Trung Quốc gần đây không ít lần sử dụng vấn đề kinh tế để giành ưu thế trong cá🐻c tranh chấp chính trị.
Phong trào tẩy chay của người tiêu dùng Trung Quốc đã đẩy nhà bán lẻ hàng đầu Hàn Quốc Lotte ra khỏi thị trư💮ờng nước này sau khi Seoul đồng ý cho Mỹ triển khai hệܫ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) trên lãnh thổ.
Gần đây nhất, kế hoạch tiếp cận thị trường Trung Quốc của Hiệp hội Bó💫ng rổ Quốc gia Mỹ (NBA) đã gặp cản lực sau khi tổng giám đốc đội bóng Houston Rockets tweet một thông điệp ủng hộ người biểu tình Hong Kong, dẫn tới làn sóng phản đối dữ dội ở Trung Quốc. Hàng loạt chương trình phát sóng giải bóng rổ NBA bị cắt.
Trey McArver, đồng chủ tịch cô𒊎ng ty nghiên cứu thị trường Trivium China, trụ sở ở Bắc Kinh, nhận định sự việc trên phản ánh lý do Bắc Kinh "ꦑgặp khó khăn trong việc lôi kéo doanh nghiệp nước ngoài về phe mình".
"Dù họ mở cửa thêm nhiều lĩnh vực, cùng lúc, họ lại công kích mạnh mẽ hơn các công ty nước ngoài không tuân thủ đường lối của chính phủ", ông bình luận. "Hành động mạnh hơn lời nói và tôi nghĩ nó đặc biệt đúng trong trường hợp của Trung Quốc, nơi luật pháp không phải lúc nào cũng là tiếng nói cuối cùng về cách mọi thứ được quy định"🌌.
Vũ Hoàng (Theo SCMP)