Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất đồ bảo hộ y tế nhằm đối phó vớiܫ tình trạng thiếu hụt vật tư khi Covid-19 bùng phát tại nước này vào cuối năm 📖ngoái rồi lan rộng ra toàn cầu. Chính phủ Trung Quốc khi đó đã khuyến khích các công ty chuyển đổi dây chuyền sang sản xuất khẩu trang, đồng thời tạo mọi điều kiện trong khâu cấp phép, phê duyệt cho các nhà máy sản xuất đồ bảo hộ y tế mới thành lập.
Với sự hỗ trợ rất lớn của chính phủ, hơn 73.000 công ty Trung Quốc đăng ký làm doanh nghiệp sản xuất khẩu tr🤡ang trong nửa đầu năm, trong đó hơn 36.000 công ty đăng ký thành lập chỉ trong ꦯtháng 4, khi nhu cầu tăng vọt, đẩy giá mặt hàng y tế này lên cao chót vót.
Các công ty, từ sản xuất ôtô đến cho đến tã giấy, chuyển đổi dây chuyền sang làm khẩu trang. Nhưng việc các doanh nghiệp ồ ạt nhập cuộc dẫn đến tình trạng "chất lượng sản phẩm đi xuống và hành vi lừa🧸 đảo gia tăng", theo các nhà nghiên cứu công ty tư vấn Daxue Consulting tại Trung Quốc.
Giờ đây, khi dịch bệnh ở Trung Quốc đại lục phần lớn đã được kiểm soát, nhu cầu khẩu trang trong nước giảm đáng kể khiến giá bị đẩy xuống. "Lượng đơn đặt hàng của chúng tôi đã giảm 5, 6 lần kể từ tháng 4", ဣYang Hao, giám đốc bán hàng của CCST, công ty ở Thâm Quyến vốn chuyên sản xuất máy lọc không khí nhưng đã thêm khẩu trang vào danh mục mặt hàng, cho biết.
"Chúng tôi không cần phải sản꧑ xuất khẩu trang suốt ngày đêm như trước", Yang nói thêm.
Một số cô༺ng ty từng gấp rút nhập cuộc giờ đang rút khỏi ngành này. Thông tấn Lao động 🐟Trung Quốc, tổ chức phi chính phủ thúc đẩy quyền của người lao động ở Trung Quốc đại lục, cho biết nhiều công nhân viên gần đây tổ chức biểu tình do một số nhà máy khẩu trang đóng cửa đột ngột và họ không được trả lương.
Nhiều c🥃ông ty cho biết đơn đặt hàng đã giảm đáng kể và một số đang định hướng lại hoạt động kinh doanh.
"Công ty chúng tôi có một số ngành kin💃h doanh. Chúng tôi đã đẩy mạnh sản xuất khẩu trang khi đại dịch hoành hành ở Trung Quốc, nhưng sẽ chuyển hướng sang các sản phẩm khác trong tươngꦬ lai", giám đốc bán hàng họ Xu tại một công ty sản xuất vật tư y tế ở tỉnh Hà Bắc, nói.
Xu cho biết công ty hiện bá🗹n khẩu trang với giá 0,4 NDT một cái, bằng 1/4 giá họ đã bán vào thời điểm dịch lây lan mạnh ở Trung Quốc.
Sau khi các nước khác phàn nàn về chất lượng của khẩu trang Trung Quốc xuất khẩu, giới chức nước này đã siết chặt quản lý, yêu cầu các công ty xuất khẩu vật tư y tế phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm. Quy định mới này cũng khiến một số nhà sản xuất nhỏ "khó sống" hơn do không đáp ứn꧃g được những yêu cầu về kiểm định chất lượng.
Từ tháng 3 đến tháng 5, Trung Quốc xuất khẩu hơn 50 𓆏tỷ khẩu trang, gấp 10 lần tổng sản lượng bán ra nước ngoài năm ngoái. Chính phủ đã sử dụng chính sách "ngoại giao khẩu trang" - tặng khẩu trang cho các nước khác như một chiến lược nhằm tăng ảnh hưởng quốc tế.
Tuy nhiên, căng thẳng trong các mối quan hệ quốc tế giữa Trung Quốc với các nước cũng tác động đến ngành này. Xuất khẩu vật tư y tế sang Mỹ được thực hiện thông qua một nước thứ ba, do căng thẳng ngoại giao giữa Washington và Bắc Kinh tăng cao, ôn🗹g Yang từ CCST cho biết.
Nhưng các nhà phân tích đán💟h giá Tr🐓ung Quốc vẫn sẽ là nhà cung cấp khẩu trang hàng đầu thế giới, khi các doanh nghiệp lớn vẫn tăng cường sản xuất trong bối cảnh virus tiếp tục tấn công toàn cầu.
🧸Tháng trướcꦇ, công ty 3M của Mỹ cho biết họ đang trên đà sản xuất hai tỷ khẩu trang N95 vào năm 2020, tăng gấp đôi sản lượng so với hiện nay.
"Vẫn sẽ có nhu cầu từ Mỹ, nhiều quốc gi💃a khác ở châu Á và EU, những nước không thể tự cung tự cấp khẩu trang𒐪. Trong khi đó, nhiều nhà sản xuất khẩu trang kém chất lượng sẽ tiếp tục bị đào thải khỏi thị trường", Wilfred Yuen, nhà phân tích tại ngân hàng BOCI ở Hong Kong, cho biết.
Phương Vũ (Theo AFP)