Theo 🍎cơ quan thống kê Trung Quốc, năm ngoái, nước này có khoảng 733,5 triệu người có công ăn việc làm. Con số này giảm so 🔜với 774,7 triệu năm 2019. Mức giảm này gần tương đương dân số nước Đức - 44 triệu năm 2021, theo Ngân hàng Thế giới (WB).
Nguyên nhân một phần là số người nghỉ hưu tăng. Điều này có thể gây sức ép lên Bắc Kinh về việc tăng tốc kế hoạch nâng tuổi nghỉ hưu. Bên cạnh đó, số người trẻ thất nghiệp vì Covid-19 và số người trong độ tuổi lao động giảm c𒆙ũng góp phần vào việc này, theo Stuart Gietel-Basten - chuyên gia nhân khẩu học tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong.
Số người Trung Quốc trong độ tuổi 16-59 đã giảm dần 𓆉kể từ năm 2012. Trong 3 năm💙 qua, nhóm này sụt 38 triệu người, còn 857,6 triệu.
Lu Feng – nhà ki♒nh tế học tại Đại học Bắc Kinh cũng đồng ý rằng thay đổi về nhân khẩu học khiến số lao động năm ngoái giảm mạnh. Số người chạm ngưỡng 60 – tuổi nghỉ hưu phổ biến tại Trung Quốc – đã tăng đáng kể.
Kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng tốc năm nay do đã gỡ bỏ chính sách Zero Covid và số ca lây nhiễm cũn൲g giảm mạnh. Số người có việc làm tại Trung Quốc "có thể tăng năm nay khi người dân quay lại lực lượng lao động", Larry Hu – nhà kinh tế học tại Công ty chứng khoán Macquarie cho biết. Dù vậy, con số này "༒vẫn sẽ trên đà giảm do dân số già hóa".
Tuổi nghỉ hưu tại Trung Quốc đã được giữ nguyên ở mức 60 với nam giới và 55 với nữ giới suốt 4 thập kỷ qua, dù tuổi thọ tăng. Giới chức nước này vì thế đặt mục tiêu cải tổ quy định nghỉ hưu là một trong những nhiệm vụ kinh t𝓡ế chủ chốt năm nay.
Lực lượng lao động Trung Quốc cũng ngày càng đô thị hóa trong thập kỷ qua. Xu hướng này được đánh giá là tích cực với tăng trưởng kinh tế🐓. Năm ngoái, khoảng 63% người có việc làm🐟 là ở thành thị, tăng so với 50% cách đây 10 năm.
Báo cáo của cơ quan thống kê Truꦐng Quốc cũng cho biết năng suất lao động của nước này đang🐷 được cải thiện. GDP trên mỗi lao động tăng 4,2% năm 2022.
Hà Thu (theo Bloomberg)