Hồi tháng 10/2020, Campuchia xác nhận họ đã san bằng một cơ sở nhỏ do Mỹ xây dựng tại căn cứ hải quân Ream để nâng cấp cơ sở, nhưng bác bỏ thông tin rằng Trung Quốc sẽ th𒊎am gia vào việc đó. Năm ngoái, Lầu Năm Góc đã tìm kiếm lời giải thích từ Campuchia về việc phá dỡ.
Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh hôm nay nói với cổng thông tin Fresh News rằng Campuchia đã yêu cầu sự giúp đỡ của Trung Quốc. "Đóng góp của Trung Quốc vào sự phát triển của cảng Ream là nâng cấp khu vực quốc phòng Campuchia trong lĩnh vực hàng hải hay tạo cho Campuchia một cơ sở có địa điểm thích hợp, một xưởng để sửa chữa tàu và bến cảng phù hợp để các tàu cập cảng", Fresh News dẫn lời ông Tea Banh nói.
"Họ đến để giú♊p đỡ, Campuchia rất biết ơn và đã cảm ơn họ. Sự giúp đỡ này đã được thảo luận rõ ràng, không có ràng buộc nào cả", ông Tea Banh nói thêm. "Trung Quốc không được độc quyền tiếp cận cản🌱g như một số người cáo buộc. Sau khi hoàn thành, họ sẽ bàn giao nó cho Campuchia. Campuchia có toàn quyền sử dụng căn cứ". Reuters đã gọi cho ông Tea Banh để xác nhận phát ngôn nhưng không được phản hồi.
Trong báo cáo công bố ngày 21/5 và cập nhật một tuần sau đó, tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) phát hiện trên ảnh vệ tinh hai tòa nhà được xây dựng cấp tốc tại căn cứ hải quân Ream của Campuchia.
Các tòa nhà này là sở chỉ huy chiến thuật của Ủy ban An ninh Hàng hải Quốc gia được Mỹ tài trợ xây dựng ở căn cứ Ream. Tuy nhiên, giới chức Campuchia năm 2020 san phẳng công trình này, lấy chỗ xây hai tòa nhà mới được xây cấp tốc, làm dấy lên lo ngại Trung Quốc có thể hưởngไ lợi từ hoạt động nâng cấp căn cứ hải quâ𝓰n Ream.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman hôm 1/6 bày tỏ quan ngại nghiêm trọng về hiện diện quân sự và việc xây dựng các công trình của Trung Quốc tại căn cứ hải quân Ream. Mỹ kêu gọi giới lãnh đạo🌟 Campuchia duy trì "chính sách đối ngoại độc lập và cân bằng, vì lợi ích cao nhất của nhân dân Campuchia".
Phương Vũ (Theo Reuters)