Sáu ngày sau khi tàuꦿ phá băng Tuyết Long 2 cập bến Thượng Hải, "bạn đồng hành" của nó, tàu Tuyết Long (Tuyết Long 1), cũng đã trở về căn cứ vào hôm 26/4 sau hành hình trình 33.000 hải lý. Hai cဣon tàu đã tham gia vào chuyến thám hiểm Nam Cực kéo dài 174 ngày.
Đây mới là lần th🅷ứ hai Trung Quốc cử hꩵai tàu phá băng đến Nam Cực cùng lúc, nhưng đã là chuyến đi thứ 38 của nước này đến cực nam của hành tinh.
Có tổng cộng 255 nhà nghiên cứu tham gia vào cuộc thám hiểm. Họ đã🐼 hoàn thành xuất sắc một loạt các nhiệm vụ bao gồm bổ sung vật liệu, luân chuyển nhân viên tại Trạm Trung Sơn và Trạm Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc ở Nam Cực, đồng thời thực hiện các hoạt động hàng hải đa ngành như quan sát biển và điều tra hệ sinh thái đại dươn♎g.
Tàu Tuyết Long được đóng tại nhà máy Kherson ở Ukraine năm 1993. Nó có chiều d🌳ài 167 m và rộng 22,6 m, với lượng cho🍌án nước 21.025 tấn. Con tàu có thể di chuyển 1,5 hải lý trên giờ xuyên qua lớp băng dày 1,1 m.
Trong khi đó, Tuyết Long 2 là tàu phá băng vùng cực đầu tiên do Trung Quốc tự chế tạo, bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2019. Nó nhỏ hơn một chút so với tàu Tuy🧸ết Long, với chiều dài 122,5 m, rộng 22,3 m và có lượng choán nước 14.300 tấn. Con tàu có thể phá vỡ lớp băng dày 1,5 m ở tốc độ 3 hải lý trên giờ.
Đoàn Dương (Theo Xinhua/CNS)