"Đó là sự kiện mang động cơ chính trị", phái bộ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc (LꩵHQ) viết trong tài liệu đề ngày 6/5. "Ch🉐úng tôi yêu cầu phái bộ của các ngài không tham gia sự kiện chống Trung Quốc này".
Sự kiện được Mỹ, Anh và Đức lên kế꧙ hoạch tổ chức tại LHQ để thảo luận về "cuộc đàn áp" chống lại người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số ở khu vực Tân Cương. Một số quốc gia châu Âu và Australia, Canad💜a cũng tham gia tổ chức hội nghị.
Trung Quốc cáo buộc các nước tổ chức cuộc họ♋p lợi dụng "các vấn đề nhân quyền như công cụ chính trị để can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc, gồm vấn đề Tân Cương, để gây chia rẽ, bất ổn và làm gián đoạn sự phát triển của Trung Quố🍎c".
"Họ bị ám ảnh với việc khiêu khích đối đầu Trung Quốc", tài liệu có đoạn viết, thêm rằng "sự kiện khiêu khích chỉ có thể dẫn đến đối đầu nhiề🐼u hơn".
Phái bộ ๊Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc chưa phản hồi yêu cầu bình luận về thông tin trên.
Các đại sứ Mỹ, Đức và Anh sẽ tham dự sự kiện trực tuyến của Liên Hợp Quốc vào 12/5, cùng giám đốc điều hành Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Ken Roth và Tổng thư ký Tổ chức Ân xá Quốc tế Agnes Callamard. Mục đích của sự kiệ🍌n là "thảo luận về cách cơ chế Liên Hợp Quốc, các quốc gia thành viên và xã hội dân sự có thể hỗ trợ và vận động cho nhân quyềnꦉ của các thành viên cộng đồng dân tộc nói ngôn ngữ Turk ở Tân Cương".
Phương Tây và các nhóm nhân quyền cáo buộc chính quyền Tân Cương giam khoảng một triệu người Duy Ngô Nhĩ trong c🌠ác trại cải huấn và ngược đãi họ. Mỹ gọi đây là hành vi diệt chủng và cấm nhập khẩu bông cùng các sản phẩm cà chua từ Tân Cương vì cáo buộc lao động cưỡng bức.
Trung Quốc phủ nhận toàn bộ cáo buộc, gọi đó là những trung tâm đào tạo nghề để chống chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, đồng thời yêu cầu các nước phương Tâ🌜y không "can thiệp công việc nội bộ" của nước này.
Huyền Lê (Theo Reuters)