"Chúng tôi đã duy trì liên lạc với tất cả các bên liên quan về những vấn đề sẽ được thảo luận tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói hôm nay. "Bất kỳ hành động nào của cộng đồng quốc tế đều phải đóng góp cho sự ổn định xã hội và chính trị ở Myanmar, đồng 🍨thời có lợi cho một giải pháp hòa bình, thay vì làm trầm trọng thêm căng thẳng và phức tạp thêm tình hình".
Tuyên bố được Bắc Kinh đưa ra trước khi Hội đồng Bảo an họp khẩn theo hình thức hội nghị trực tuyến hôm nay để thảo luận về tình ౠhình Myanmar sau cuộc đảo chính của quân đội nước này.
Trung Quốc, thành viên thường trực có quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an, không lên án cuộc đảo chính ở Myanmar hôm 1/2, khi nói rằng vấn đề nên được giải quyết trong nội bộ. Tr💙ung Quốc là một trong những đối tác kinh tế lớn nhất của Myanmar và đã đầu tư hàng tỷ USD vào các dự án cơ sở hạ tầng ở nước này.
Cố vấn Nhà nước Au🍃ng San Suu Kyi và các quan chức cấp cao trong đảng cầm quyền Myanmar 💎bị bắt trong một cuộc đột kích của quân đội tại thủ đô Naypyidaw sáng 1/2.
Động thái trên diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa chính phủ d💮ân sự và lực lượng quân đội Myanmar, sau một cuộc bầu cử bị quân đội nước này cáo buộc🏅 "gian lận". Quân đội tuyên bố tình trạng khẩn cấp để nắm quyền trong một năm.
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói cuộc đảo chính là "đòn tấn công trực tiếp vào quá trình chuyển đổi sang dân chủ và pháp quyền", đồng thời đe dọa cấm vận Myanmar.
Mỹ, Australia và Liên Hợp Quốc phát thông điệp cảnh báo mạnh mẽ, yêu cầu quân đội Myanmar thả bà Suu Kyi v🐲à các quan chức chínhꦅ phủ cũng như tôn trọng ý chí của người dân, giải quyết khác biệt thông qua đối thoại hòa bình.
Thanh Tâm (Theo SCMP)