Phiên họp khai mạc tại Bắc Kinh sáng nay với sự hiện diện của 205 ủy viên chính thức và 170 ủy viên dự khuyết. Sự kiện kéo dài từ ngày 20 tới 23/10 được coi là một cột m꧂ốc trong tiến trình cải cách chính trị Trung Quốc, bởi lần đầu tiên trong lịch sử đảng Cộng sản nước này, cuộc họp sẽ xoay quanh chủ đề trọng tâm là pháp quyền.
Phiên họp do ông Tập Cận Bình, Tổng bí thư, chủ trì. Xinhua cho biết các lãnh đạo sẽ thảo luận về một dự thảo nghị quyết về "các vấn đề lớn liên quan đến việc thúc đẩꦫy toàn diện pháp quyền".
Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành, tháng trước nhấn mạnh tầm🀅 quan trọng của pháp quyền, và cho rằng điಞều này là cần thiết nhằm "xây dựng một xã hội thịnh vượng về mọi mặt", cũng như "đi sâu cải cách một cách toàn diện".
Các phiên họp toàn thể của ủy ban trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc thư📖ờng được tổ chức một hoặc hai lần mỗi năm, được coi là những꧒ cuộc họp quan trọng nhất trong nền chính trị nước này.
Kỳ họp lần thứ 4 được giới phân tích trông đợi sẽ đưa ra các vấn đề sau: thành lập cơ quan đặc trách chống tham nhũng độc lập tại các 🎉cấp chính quyền; cải cách hệ๊ thống tư pháp theo hướng độc lập hơn; cải cách về quyền sử dụng, sở hữu đất đai theo hướng bảo vệ quyền cho nông dân; và cải cách hệ thống tài chính cấp tỉnh sao cho có tính giải trình và minh bạch hơn.
Việc kỷ luật một số cựu quan chức cấp cao cũng sẽ được♑ đề cập, trong đó có cựu bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Vạn Khánh Lương, cựu thứ trưởng công an Lý Đông Sinh; cựu chủ nhiệm Ủy ban Quản lý và Giám sát tài sản nhà nước Tưởng Khiết Mẫn, cựu phó chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc Vương Vĩnh Xuân.
Đối với cựu ủy viên thường trực Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang và tướng Từ Tài Hậu, hội nghị tr💃ung ương dự kiến cũng sẽ công bố hình thức xử lý.
Trọng Giáp - Hồng Hạnh