"Một số quốc gia không giáp Biển Đông, chủ yếu là Mỹ, đã gửi lượng lớn vũ khí chiến lược tới khu vực để phô trương sức mạnh quân sự và gây sức ép lên các nước trong khu vực, trong đó có Trung Quốc. Tôi e đây chính là lý do lớn nhất thúc đẩy Trung Quốc quân sự hóa trên Biển Đông", Straits Times dẫn lời Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị 💃hôm nay phát biểu bên lề Hội nghị Ngoại trưꦅởng ASEAN lần thứ 51 tại Singapore.
Ngoại trưởng Vương Nghị cho rằng áp lực quân sự như vậy k🀅hiế🐻n các nước trong khu vực, gồm cả Trung Quốc, phải "thiết lập các cơ sở phòng thủ để tự vệ". Khi được hỏi về khả năng các quốc gia khác đܫáp trả việc Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông, ông Vương nói Bắc Kinh có quyền thực thi "các biện pháp bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ".
Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc công khai thừa nhận hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông. Trong Đối thoại Shangri-La hồi tháng 6, trung tướng Hà Lôi (He Lei), phó giám đốc Học viện Khoa học Quân sự Trung Quốc, ဣngang nhiên cho rằng việc triển khai binh sĩ và vũ khí trên các đảo ở Biển Đông là "nằm trong quyền chủ quyền của Trung Quốc và được luật phá𝐆p quốc tế cho phಞép".
Các tuyên bố ngang ngược về việc quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc đi ngược lại cam kết của Chủ tịch T🐬ập Cận Bình đưa ra năm 2015 rằng Bắc Kinh không có kế hoạch lập các căn cứ quân sự ở Biển Đông.
Hành động phản bội cam kết củꦛa chính mình đã khiến Trung Quốc hứng chịu nhiều chỉ trích tại Diễn đàn an ninh châu Á hồi tháng 6 tại Singapore. Trong chuyến thăm Trung Quốc giữa tháng 6, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã tái khẳng định quan ngại sâu sắc về việc xây dựng và quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông, 🐓cho rằng hành động này "làm gia tăng căng thẳng, phức tạp và leo thang 🍎tranh chấp, gây nguy hiểm cho dòng chảy tự do thương mại và làm suy yếu sự ổn định của khu vực".
Quốc hội Mỹ hôm 3/8 thông qua Đạo luật Ủy quyền Quốc phòng (NDAA) cho năm tài khóa 2019, trong đó yêu cầu Lầu Năm Góc phải thường xuyên báo cáo "về các🐼 hoạt động quân sự và đe dọa của Trung Quốc trên Biển Đông". NDAA 2019 dự kiến sớm được Tổng thống Mỹ Donald Trump phê duyệt và đưa vào thực thi.
Căng thẳng trên Biển Đông gia tăng trong những năm gần đây sau khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với phần lớn Bi🌺ển Đông, ồ ạt xây dựng đảo nhân tạo trái phép và bố trí nhiều loại vũ khí hiện đại tại quầnܫ đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Các hành động của Bắc Kinh đã khiến nhiều quốc gia lên án mạnh mẽ.
V🅷iệt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc dừng các hành động trái phép, tránh làm phức tạp thêm tình hình, đặc biệt là việc quân sự hóa, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.
Huyền Lê