Tin đồn Bắc Kinh "ủng hộ hoặc ngầm bật đèn xanh" cho vụ đảo chính quân sự hồi đầu tháng tại Myanmar dấy lên sau khi Ngoại trưởng Trun🥀g Quốc Vương Nghị đến thủ đô Naypyidaw tháng trước. Trong chuyến thăm theo kế hoạch này, ông Vương gặp n﷽hiều quan chức Myanmar, trong đó có Thống tướng Min Aung Hlaing, người đang nắm quyền tại nước này sau đảo chính.
Cách phản ứng của Trung Quốc với việc quân đội Myanmar bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi hôm 1/2 cũng được đánh giá khác biệt rõ rệt so với phương Tây. Trong khi Mỹ và nhiều nước châu Âu coi đây là một vụ chiếm đoạt quyền lực bất hợp pháp, thậm chí áp lệnh trừng phạt, Bắc Kinh chỉ gọi cuộc chính biến là "sự xáo trộn nội các nghiêm trọng", đồng thời chặn tuyên bố cܫhung lên án sự việc tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân hôm 3/2 tuyên bố những tin đồn "đều không chính xác". "Với tư cách là quốc gia láng giềng thân thiện của Myanmar, chúng tôi muốn các bên có thể giải quyết bất♑ đồng một cách thích hợp và duy trì ổn định chính trị xã hội", ông nói.
Hôm 16/2, đại sứ Trung Quốc tại Myanmar Chen Hai tiếp tục lên tiếng về vấn đề. "Chúng tôi đã chú ý đến bất đồng nội bộ của Myanmar liên quan đến cuộc bầu cử trong một🔯 thời gian, nhưng không được báo trước về sự thay đổi chính trị. Diễn biến hiện nay ở Myanmar hoàn toàn không phải những gì Trung Quốc muốn thấy", 🦂Chen cho hay.
Theo bình luận viên Ishaan Tharoor của Washington Post, đại sứ Chen có lẽ đã nói lên sự thật rằng Trung Quốc không hài lòng với bất ổn tại Myanmar. Trước cuộc chính biến, các công ty nhà nước Trung Quốc đã đầu tư vào một loạt doanh nghiệp khắp quốc g⛦ia Đông Nam Á này. Tình trạng hỗn loạn hiện nay khiến những💖 thỏa thuận kinh doanh trị giá hàng tỷ USD bị đe dọa.
Cuộc🔯 đảo chính còn làm tâm lý ܫchống Trung Quốc trở nên sâu sắc hơn tại một đất nước chung biên giới mang ý nghĩa chiến lược với Bắc Kinh. Giữa làn sóng biểu tình quy mô lớn lan rộng khắp Myanmar, nhiều người đã tuần hành bên ngoài đại sứ quán Trung Quốc ở thành phố Yangon, kêu gọi tẩy chay hàng hóa của nước này. Họ còn cáo buộc Bắc Kinh hỗ trợ quân đội Myanmar cắt Internet và cung cấp trang thiết bị để đối phó biểu tình.
Tờ NYT🎶imes nhận định cuộc đảo chính "đã làm phức tạp cuộc đấu tranh địa chính trị tại một quốc gia mới nhen nhóm thoát khỏi sự𓃲 cô lập ngoại giao". "Trong khi Trung Quốc muốn biến Myanmar thành một nước láng giềng dễ nhượng bộ, Mỹ tìm cách kết hợp uyển chuyển giữa gây áp lực và khuyến khích để thúc đẩy nước này chuyển đổi sang mô hình dân chủ", NYTimes viết.
"🐠Hiện chưa rõ cần bao nhiêu tác động bên ngoài, từ phía tây hay phía đông, để xoay chuyển các tướng lĩnh Myanmar, những người từng khiến đất nước bị cô lập với thế giới trong nửa thế kỷ", tờ báo nhận xét thêm.
Trong khi chính quyền Tổng thống Mỹ🙈 Joe Biden đang chật vật tập hợp những yếu tố phù hợp để ❀gây áp lực lên chính quyền quân sự Myanmar, Trung Quốc cũng gặp phải những vấn đề riêng.
"Trung Quốc là bên thua cuộc lớn nhất vì cuộc đảo chính này. Tất cả nỗ lực nhằm cải thiện hình ảnh tại Myanmar suốt 5 năm qua, bằng cách hợp tác với đảng Liên min🌞h Quốc gia vì Dân chủ (NLD), đều trở nên công cốc", Enze Han, phó giáo sư tại Đại học Hong Kong, nhận định.
Bình luận viên Tharoor cũ🌳ng cho rằng giới chức Trung Quốc không chỉ duy trì quan hệ với quân đội Myanmar, mà có lẽ cò💯n xây dựng quan hệ nồng ấm hơn với bà Suu Kyi và NLD. Sau khi đảng này giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử năm 2015, giúp thành lập chính quyền dân sự, Suu Kyi đã chọn Trung Quốc là điểm công du nước ngoài đầu tiên.
"Cơn ác mộng tồi tệ nhất đối với Trung Quốc rõ ràng đã không xảy ra. Đó là đảng NLD mà họ từ lâu coi là do phương Tây bảo trợ đã không một lòng một dạ hướng về phương Tây", Mary Callahan, phó giáo sư tại Trường Nghiê💙n cứu Quốc tế Henry M. Jackson, nêu ý kiến.
Mối quan hệ giữa Suu Kyi với Bắc Kinh được cho là đã giúp kiềm chế xung đột sắc tộc dọc biên giới hai nước. Sau chiến dịch truy quét của quân đội Myanmar nhắm vào nhóm thiểu số Hồi giá♐o Rohingya, hoạt động bị cộng đồng quốc tế lên án dữ dội, bà Suu Kyi cũng hợp tác cùng giới chức꧃ Trung Quốc để tránh những lệnh trừng phạt đối với các lãnh đạo Myanmar.
Trong khi đó, quân đội Myanmar được cho là vẫn nghi ngại Trung Quốc vì nhiều lý do, bao gồm việc Bắc Kinh tăng cường tiếp xúc với một xã hội Myanmar ngày càng hiện đại hóa. Một cựu quan chức ngoại gia🍃o cấp cao Myanmar nhận xét Thống tướng Min Aung Hlaing "không đặc biệt thân thiện với Trung Quốc".
"Bắc Kinh đã đổ nhiều thời g🔯ian và sức lực vào xây dựng quan hệ với bà Aung San Suu Kyi và đạt một số thành công", Bilahari Kausikan, cựu nhà ngoại giao Singapore, đánh giá. "Giờ đây, họ phải bắt đầu lại với một loạt tướng lĩnh mới, những người không chỉ gây khó khăn cho phương Tây, mà còn lạnh nhạt với tất cả".
Ánh Ngọc (Theo Washington Post)