"Ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã làm gia tăng hành động bạo lực và phân biệt chủng tộc nhằm và🌳o người Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung tại Australia. Chúng tôi khuyến cáo khách du lịc⛄h Trung Quốc nâng cao nhận thức về an toàn và tránh đến Australia", Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc hôm qua ra thông báo cho hay.
Bộ 𝔉trưởng Du lịch Australia Simon Birmingham sau đó ♛lên tiếng phản đối, cho rằng thông tin của chính quyền Trung Quốc là không chính xác.
"Chúng tôi bác bỏ tuyên bố không có cơ sở thực tế của Trung Quốc. Australia đang thành công trong ngăn chặn Covid-19 lây lan và mong được chào đón du khách từ mọi quốc gia đến đất nước an toàn, hiếu khách của chúng tôi. Australia cũng là quốc gia đa văn hóa thành công nhất thế giới, cộng đồng người Hoa đóng vai trò đáng kể trong nỗ lực làm🐼 nên điều này", Bộ trưởng Birmingham cho hay.
Đây được coi là biện pháp tiế♕p theo của Bắc Kinh nhằm đáp trả việc Canberra kêu gọi đi♈ều tra nguồn gốc nCoV. Trung Quốc hôm 12/5 dừng nhập thịt bò từ 4 lò mổ lớn của Australia, trích dẫn những vấn đề liên quan đến nhãn mác và kiểm dịch. 5 ngày sau, nước này áp thuế hơn 80% với lúa mạch nhập khẩu từ Australia với lý do bán phá giá.
Bắc Kinh là đối tác thương mại lớn nhất của Canberra, chiếm 30% nguồn xuất khẩu thịt bò và cũng là khách hàng mua lúa mạch lớn nhất của Australia. Quan hệ song phương bắt đầu rạn nứt hồi năm 2017 khi Australia đưa ra luật an ninh m🎉ới nhằm ngăn sự can thiệp của nước ngoài vào chính trị trong nước. Trung Quốc cho rằng luật này nhắm thẳng vào họ, khiến quan hệ giữa hai nước trở nên lạnh nhạt.
Giữa lúc căng thẳng chưa được giải quyết, Ngoại trưởng Australia Mariseꦛ Payne hôm 19/4 kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế độc lập về nguồn gốc nCoV𒉰. Không lâu sau, Thủ tướng Australia Scott Morrison trở thành lãnh đạo quốc tế đầu tiên ngoài Mỹ thúc đẩy vấn đề này.
Theo bình luận viên Ben Westcott của CNN, chủ đề nguồn gốc nౠCoV ngày càng bị chính trị hóa khi cả Washington và Bắc Kinh đều cố gắng lợi dụng nó để phân tán sự chú ý khỏi những vấn đề kinh tế trong nước. Lời kêu gọi của Australia càng khiến hiềm khích giữa nước này với Trung Quốc leo thang.
Đại sứ Tr﷽ung Quốc Cheng Jingye từng cảnh báo Australia có thể đối mặt làn sóng tẩy chay của Trung Quốc trong lĩnh vực du lịch, xuất khẩu rượu, thịt bò và nhiều sản phẩm khác nếu Canberra cố theo đuổi một cuộc điều tra về Covid-19.
Vũ Anh (Theo NY Times)