Thống kê được công bố tại "Hội nghị Internet thế giới 2020" hôm 23/11, diễn ra ở tỉnh Tri♔ết Giang, Trung Quốc.
Theo số liệu thống kê của WIPO (Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới)꧙ công bố hồi tháng 8, đây là lần đầu tiên kể từ năm 1978, Mỹ đánh mất vị thế dẫn đầu về số lượng bằng sáng chế và các ph♚át minh mới.
Trong năm 2019, Trung Quốc đã nộp 58.000 nghìn bằng sáng chế, trong khi Mỹ có 57.840 bằng. Hơn một nửa trong số đó thuộc về lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Francis Gurry, Tổng giám đốc WIPO, cho biết: "Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc trong việc xin cấp bằng sáng chế cho thấy sự chuyển dịch sang phương Đông trong lĩnh vực đổi mới. Hơn một nửa số người nộp đơn xin๊ cấp bằng sáng chế đến từ châu Á".
Trong "Báo cáo phát triển Trí tuệ nhân tạo thế hệ mới của Trung Quốc năm 2020" diễn ra tại Thượng Hải, bộ Khoa học Công nghệ nước này cho biết đã có 28.700 bài báo về AI được xuất b🐓ản trong năm 2019, tăng 12,4% so với năm trước. Trong số 100 bài báo được trích dẫn nhiều nhất về AI trên toàn cầu trong 5 năm qua, 21 bài được sản xuất tại Trung Quốc.
Sự "trỗi dậy" của Trung Quốc trong cuộc đua AI không phải là điều bất ngờ với các chuyên gia trong ngành. Trong nhiều năm, Bắc Kinh đã chi những khoản tiền🎃 khổng lồ để có꧅ thể bứt tốc trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Nguyễn Xuân Phong, chuyên gia về AI đang làm việc tại Viện nghiên cứu Mila, Canada cho biết: "Mặc dù tiếp cận với AI muộn hơn các nước ở Bắc Mỹ, Canada và Nhật, Trung Quốc đang tiến rất nhanh trong cuộc đua này. Nguyên nhân là chính phủ nước này chi rất nhiều tiền, cử nhiều nhân tài AI đi trao đổi, học tậ🃏p và tham gia các hội thảo quốc tế. Họ có thể đổ cả trăm tỷ USD một lúc để thúc đẩy ngành AI꧋ phát triển". Theo anh Phong, xét về số lượng bằng nghiên cứu, sở hữu trí tuệ, Trung Quốc có thể vượt trội, nhưng nếu xét về chất lượng, có thể họ chưa bằng Mỹ.
Ngoài sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ về tài chính, một trong những lý do giúp ngành AI của Trung Quố🗹c phát triển 𝓀là nguồn dữ liệu dồi dào, dễ khai thác. Ở các nước phương Tây, những dữ liệu sinh trắc học liên quan đến nhận dạng khuôn mặt, vân tay... của công dân được bảo vệ kỹ lưỡng, khó thu thập hơn so với Trung Quốc.
Theo các chuyên gia, số🎶 lượng bằng sáng chế chỉ phản ánh một phần về "bộ mặt AI" của quốc gia. Việc các bằng sáng chế này được áp dụng thế nào vào thực tiễn có ý nghĩa quan trọng hơn thống kê về con số.
Khương Nha