Kỹ sư cao cấp Lu Yuanjie và các đồng nghiệp tại Viện Nghiên cứu và Thiết kế Máy bay Thẩm Dương của Trung Quốc gần đây công bố báo cáo phân tích ưu nhược điểm của mẫu máy bay không người lá🍬i (UAV) trợ chiến XQ-58A Valkyrie mà Mỹ đang phát triển.
Dựa trên các hình ảnh, thông tin công khai và dữ liệu từ phần mềm kỹ nghệ đ𒈔ảo ngược, Lu và đồng nghiệp nhận định XQ-58A chỉ chịu được lực kéo 1,7 G (gấp 1,7 lần trọng lực) khi thực hiện động tác ngoặt gấp. Trong khi đó, các tiêm kích tham gia không chiến phải chịu được lực kéo 7G trở lên.
Lu nhận định đây là một điểm yếu làm giảm đáng kể hiệu suất chiến đấu của XQ-58A. Tuy nhiên, kỹ sư này cho rằng thiết kế khác thường của XQ-58A thể hiện bước ngoặt của không quân Mỹ và có thể mang lại lợi ích 🦩khác.
"Tiến trình đảo ngược thiết kế XQ-58A cho thấy những đột phá không ngừng trong 𒈔công nghệ trí tuệ nhân tạo và công nghệ mạng truyền tải dữ liệu. UAV trợ chiến như XQ-58A sẽ dần trở thành chủ lực trên chiến trường và dẫn đầu trong tiến trình chuyển đổi mô hình tác chiến truyền thống sang phối hợp giữa người và máy", các kỹ sư Trung Quốc cho biết.
Không quân Mỹ hồi tháng 8 trao hợp đồng trị giá 13,2 triệu USD cho hãng Kratos nhằm đư🍌a XQ-58A vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu trong năm 2023. Hãng K♒ratos vào tháng 5 cho biết sẽ bàn giao chiếc XQ-58A đầu tiên cho quân đội Mỹ trong năm nay.
Kể từ khi được công bố lần đầu năm 2019, UAV trợ ♚chiến XQ-58A đã thực hiện 6 chuyến bay thử nghiệm và gặp hai sự cố khi cất hạ cánh. Với chi phí khoảng hai triệu USD, được đánh gi♎á là khá thấp, XQ-58A dự kiến được sản xuất và triển khai trên diện rộng.
XQ-58A là một trong các trụ cột trong chương trình Skyborg của không quân Mỹ nhằm cung cấp UAV dùng t𓆏rí tuệ nhân tạo hỗ trợ tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 trong chiến đấu hoặc giám sát. Các nhà thầu quốc phòng khác của Mỹ như Boeing cũng đưa ra những sản phẩm tương tự XQ-58A.
Trung Quốc bày tỏ quan ngại về uy lực ཧcủa những mẫu UAV như XQ-58A trong trường hợp nổ ra xung đột. Một nghiên cứu quân sự của Trung Quốc hồi đầu năm nay cảnh báo Mỹ có để triển khai một lượng lớn 𝓀UAV XQ-58A trên các đảo nhỏ hoặc chiến hạm ở phía đông đảo Đài Loan.
Với hệ thống rock🍰et trợ lực cất cánh, những chiếc XQ-58A có thể nhanh chóng tạo thành bầy UAV lớn, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng với quân đội Trung Quốc khi họ 🔯băng qua eo biển Đài Loan trong kịch bản đánh chiếm hòn đảo.
Bầy UAV này có thể tấn công một số mục tiêu trong lãnh thổ Trung Quốc nhờ hỗ trợ của công nghệ tàng hình, hoặc dọn đường tiến công cho các phi đội F-22 hay F-35.
Nhóm của kỹ sư Lu Yuanjie cho biết nghiên cứu của họ không nhằm mục đích sao chép X🎃Q-58A, mà nhằm tìm ra động lực khiến Mỹ 🐭phát triển mẫu UAV chiến đấu này.
Họ nhận định các nhà thiết kế Mỹ cố gắng đưa thiết bị và nhiên liệu vào XQ-58A nhiều nhất có thể, trong khi vẫn giữ kích thước tổng thể cùng cánh và động cơ💃 càng nhỏ càng tốt. Đặc điểm thiết kế này cho thấy không quân Mỹ có thể ưu tiên về vũ khí, năng lực giám sát và tầm hoạt động của XQ-58A cao hơn khả năng cơ động.
Kỹ sư Lu Yuanjie nhận định XQ-58A trên danh nghĩa là mẫu UAV sử dụng nhiều lần, song trên thực tế được thiết kế và ch🉐ế tạo để có thể chuyển sang thực hiện các nhiệm vụ tự sát.
"Điều này cho phép máy bay có người lái phát mệnh lệnh từ xa để UAV tiến sâu vào lãnh thổ đối phương và hoàn﷽ thành nhiệm vụ🔜 không kích có nguy cơ cao", Lu Yuanjie cho biết.
Trong bài viết hồi tháng 2, giáo sư Guo Zheng, chuyên gia Đại học Công ꦐnghệ Quốc phòng Trung Quốc, cho rằng nước này có𝔍 một số phương pháp để đối phó XQ-58A và các loại UAV tương tự. Trung Quốc đã xây dựng nhiều trạm radar tần số thấp, đồng thời phát triển và thử nghiệm công nghệ mới như radar lượng tử để phát hiện máy bay tàng hình.
"Nếu hệ thống radar n🍒ày hoạt động hiệu quả, năng lực cơ động yếu của XQ-58A có thể khiến mẫu UAV bị pháo phòng không tầm trung trên mặt đất, tên lửa không đối không hoặc pháo của tiêm kích bắn hạ", giáo sư Gou nhận định.
Các tổ hợp tác chiến điện tử cũng có thể cắt liên l♓ạc giữa UAV và người điều khiển. Ngoài ra, sử dụng UAV để chống khí tài tương tự của đối phương có thể là một chiến thuật hiệu quả.
"Phía phòng thủ có thể dùng UAV để chống đỡ hoặc buộc máy💃 bay có người lái của đối phương mở radar hoặc tránh né", giáo sư Gou 𝕴viết trong nghiên cứu.
Trung Quốc đang phát triển UAV siêu vượt âm có thể bay với tốc độ gấp 5 lần vận tốc âm thanh hoặc hơn. Một nghiên cứu của các chuyên gia không quân Trung Quốc gần đây cho biết UA꧂V siêu vượt âm có thể bắt kịp F-22, phóng tên lửa hoặc nã pháo từ phía sau.
Nguyễn Tiến (Theo SCMP)