Truyền thông Ấn Độ hôm qua đưa tin về "vụ đụng độ gây thương tích" giữ🌸a binh sĩ nước này và lính Trung Quốc tại khu vực biên giới tranh chấp hôm 20/1. Tuy nhiên, Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc sau đó bác bỏ thông tin, tuyên bố đây chỉ là "tin giả".
"Mộtꦛ nguồn tin cho biết thông tin trên là giả, bởi nhật ký tuần tra của biên phòng Trung Quốc không ghi nhận bất cứ sự cố nào như vậy", tờ báo viết. "Trọng tâm của lãnh đạo quân sự hai bên gần đây là vòng đàm phán thứ chín cấp chỉ huy lữ đoàn, chứ không phải một cuộc đụng độ mới ở biên giới".
Khi được hỏi 🏅về thông tin vụ đụng độ giữa binh sĩ Ấn - Trung tại biên giới, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết "chưa có dữ liệu" về sự kiện này.
Trước đó, truyền thông Ấn Độ dẫn một số nguồn tin trong l🍰ục quân cho biết đụng độ nổ ra khi binh sĩ Ấn Độ ngăn cản lính Trung Quốc vượt qua đường biên giới ở Naku La thuộc bang Sikkim. Tờ India Today đưa tin 4 lính Ấn Độ và khoảng 20 binh sĩ Trung Quốc bị thương trong vụ ẩu đả.
Lục quân Ấn Độ sau đó ra thông báo đã xảy ra "một cu🍬ộc đối đầu nhỏ" ở khu vực Naku La, nhưng sự cố đã được các chỉ huy hai bên giải quyết theo quy trình. "Chúng tôi đề nghị truyền thông không thổi phồng thông tin vốn không chính xác hoàn toàn", thông báo của Lục quân Ấn Độ có đoạn.
Thông tin về vụ đụng độ xuất hiện trong bối các chỉ huy quân sự Ấn - Trung bước vào vòng đàm phán thứ 9 để giải quyết căng thẳng k⛎éo dài nhiều tháng ở vùng Ladakh trên dãy Himalaya. Trong thông cáo ngày 25/1, Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết cuộc đàm phán diꦕễn ra "tích cực, thiết thực và mang tính xây dựng", hai bên nhất trí thúc đẩy thỏa thuận rút binh sĩ khỏi tiền tuyến.
Tranh chấp biên giới Ấn - Trung diễn ra trong nhiều thập kỷ, trong đó lần đụng độ đẫm máu nhất là cuộc chiến năm 1962. Những vụ đụng độ lẻ tẻ sau đó nổ ra dọc Đường Kiểm soát Thực tế (LAC), biên giới chưa ph💙ân định giữa Ấn Độ và Trung Quốc chạy qua dãy Himlaya.
Tình hình tranh chấp biên giới Ấn♕ - Trung lắng xuống sau căng thẳng ở cao nguyên Doklam năm 2017. Đụng độ giữa binh sĩ hai nước lại nổ ra vào đầu tháng 5/2020, lên tới đỉnh điểm sau một tháng rưỡi với vụ ẩu đả khiến 20 lính Ấn Độ thiệt mạng tại thung lung Galwan. Phía Trung Quốc thừa nhận chịu thương vong trong vụ ẩu đả, song không công bố chi tiết.
Ấn Độ và Trung Quốc sau đó điều lượng lớn binh sĩ cùng khí tài lên tăng viện cho khu vực biên giới, đồng thời triển khai các chiến dịch hậu cần chưa từng có để chuyển nhu yếu phẩm và thực phẩm nhằm giúp binh sĩ sống trong mùa đông khắc nghiệt trên dãy Himalaya.
Nguyễn Tiến (Theo Sputnik, Global Times)