Wang Haitao, giám đốc Trung tâm Mạng lưới Động đất Trung Quốc (CENC), hôm nay 🎉khẳng định "không có bằng chứn🃏g nào" cho thấy trận động đất mạnh 6 độ ở Tứ Xuyên ngày 17/6 có liên quan tới hoạt động khai thác khí đá phiến ở địa phương.
Thông tin được tờ Global Times thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, đưa ra sau khi có nhiều tin đồn trên mạng xã hội rằng trận động đất khiến 13 ng♔ười chết và gần 200 người bị thương xuất phát từ một vụ nổ khí gas do hoạt động khai thác khí đá phiến gây ra.
𒊎 Bài báo cũng dẫn ý kiến của m🌄ột nhà địa chất học Trung Quốc cho rằng việc giới khoa học Mỹ phát hiện sự gia tăng địa chấn gần các khu vực thăm dò khí đá phiến ở Tứ Xuyên là không có căn cứ khoa học.
Tứ Xuyên là một trong những tỉnh phát triển mạnh về công nghệ khai thác khí đá phiến của Trung ♊Quốcཧ, chiếm 1/4 sản lượng khí đá phiến của cả nước này. Công nghệ này đòi hỏi các nhà khai thác thực hiện nhiều vụ nổ trong lòng đất để thu được dầu và khí đốt từ lớp đá phiến trong lòng đất. Nhiều nhà địa chất Trung Quốc bày tỏ lo ngại rằng việc khai thác thủy điện quá mức ở Tứ Xuyên cũng có thể làm suy yếu sự ổn định địa chất.
Một nghiên cứu của Hiệp hội địa chấn Mỹ hồi tháng 4 cho rằng hai trận động đất ở Tứ Xuyên, một trận có cường độ﷽ 5,7 độ vào tháng 12/2018 và một trận cường độ 5,3 độ hồi tháng 1 là do các hoạt động thăm dò khai thác khí đá phiến trꦏong khu vực.
Nghiên cứu cũng cho thấy sự phát triển của hoạt động thăm dò khai thác khí đá phiến ở huyện Trường Ninh, Tứ Xuyên kể từ năm 2010 trùng hợp với sự gia tăng địa chấn mạnh mẽ ở khu vực. Tuy nhiên, Cơ quan khảo sát💝 Địa chất Mỹ (USGS) cho rằng đây chỉ là nguyên nhân của một số ít trận động đất.
Trận động đất tối 17/6 xảy ra ở ngoại ô thành phố Nghi Tân, phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên ở độ sâu 16 km với một loạt dư chấn, trong đó cơn lớn nhất có cường độ 5,1, diễn ra trong 40 phút sau đó. Tứ Xuyên năm 2008 từng hứng chịu trận động đất 7🐬,9 độ khiến 87.000 người thiệt mạng hoặc mất ಌtích.
Mai Lâm (Theo Reuters)