"Các trung tâm này là những trường nghề hoặc cơ sở đào tạo, không phải trại cải huấn như tuyên bố của một số người ác ý. Các trung tâm nhằm giáo dục và cải tạo những người dễ bị lôi kéo trở thành phần tử khủng bố cực đoan", Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lạc Ngọc Thành (Le Yucheng) phát biểu hôm nay tại Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc ở Geneva, AFP đưa tin.
Ông Lạc đề cập đến những lời chỉ trích rằng Trung Quốc "giam giữ" nhiều người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, đồng thời khẳng định các trung tâm đào tạo ♑cho người Duy Ngô Nhĩ này không được duy trì lâu dài mà sẽ dần được đóng cửa khi "chủ nghĩa cực đoan biến mất khỏi Tân Cương".
🌄 Theo ಌThứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc, những người ở trung tâm "được tự do trở về nhà thường xuyên và liên lạc với gia đình". Những người hoàn thành chương trình đào tạo có thể tìm được việc làm, "thoát khỏi tư tưởng cực đoan và nghèo khó".
Ông cho rằng nhờ cá꧒c trung tâm đào tạo này, Tân Cương từ một khu vực chứng kiến hàng nghìn vụ tấn công khủng bố trong thập niên 1990 đã trở nên yên bình trong 27 tháng qua.
Tuyên bố được đại diện Trung Quốc đưa ra sau khi Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc Michelle Bachelet hồi tháng 12/2018 tuyên bố muốn xác minh "các báo cáo đáng lo ngại" mà tổ chức nhận được về "trại cải huấn" ở kh🎃u tự trị Tân Cương, n🌌ơi được cho là giam giữ hơn một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ.
Trung Quốc từ lâu cho rằng khu vực Tân Cương phải đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng từ phiến quân Hồi giáo và những phần tử cực đoan, đồng thời bác bỏ các൲ cáo buộc về hành vi ngược đãi người Duy Ngô Nhĩ. Nước này ban đầu phủ nhận sự tồn tại của các "trại cải huấn", sau đó cho biết một lượng nhỏ người phạm tội đã được gửi đến các "trung tâm đào tạo nghề" để dạy nghề và kiến thức pháp lý. Quan chức Tân Cương nói rằng những người này cảm thấy "cuộc sống tươi đẹp hơn" sau khi tới đây.
Khánh Lynh