✃Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Mỹ đang can thiệp trực tiếp vào các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Đông do nhu cầu chính trị của mình. "Mỹ đang trở thành bên thúc đẩy lớn nhất quân sự hoá Biển Đông", ông Vương Nghị nói trong cuộc họp trực tuyến với các ngoại trưởng tại hội nghị cấp cao ASEAN hôm 9/9.
ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ"Hòa bình và ổn định là lợi ích chiến lược lớn nhất của Trung Quốc ở Biển Đông. Đó cũng là nguyện vọng chiến lược chung của Trung Quốc và các nước ASEAN", ông Vương nói trong tuyên bố đăng trên website Bộ Ngoại giao nước này cùng ngày, thêm rằng Bắc Kinh cũng sẵn sàng hợp tác với Washington.
💮Mỹ tháng trước đưa vào danh sách đen 24 công ty Trung Quốc và một số cá nhân mà họ cho là liên quan đến việc xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.
𒉰Ngoại trưởng Mỹ Pompeo hôm 26/8 tuyên bố "kể từ năm 2013, Trung Quốc đã sử dụng các doanh nghiệp nhà nước để nạo vét và cải tạo hơn 3.000 mẫu (12 km2) ở các thực thể có tranh chấp tại Biển Đông, gây mất ổn định khu vực, chà đạp lên chủ quyền của các nước láng giềng và tàn phá môi trường nghiêm trọng".
♓Trung Quốc đơn phương vạch ra "đường lưỡi bò", yêu sách phi lý đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp phản đối quốc tế. Bắc Kinh đã bồi đắp phi pháp 7 đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và quân sự hóa thành tiền đồn trên biển. Tòa Trọng tài Thường trực năm 2016 đã bác bỏ yêu sách của Bắc Kinh.
🍸Trung Quốc gần đây còn thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông trong bối cảnh các nước tập trung đối phó với Covid-19. Bắc Kinh điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám sát tàu khoan của Malaysia. Tàu Trung Quốc cũng đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh còn đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đánh bắt cá.
♈Mỹ hồi đầu tháng 7 công bố lập trường về vấn đề Biển Đông, bác bỏ gần như toàn bộ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc. Washington cáo buộc "Bắc Kinh dùng biện pháp bắt nạt để xâm phạm quyền chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á ven Biển Đông, thay thế luật quốc tế bằng tư duy 'chân lý thuộc về kẻ mạnh'".
ไQuan hệ Washington - Bắc Kinh đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, với một loạt bất đồng trong các vấn đề như nguồn gốc Covid-19, cách Trung Quốc ứng phó dịch bệnh, vấn đề Hong Kong và Tân Cương. Trung Quốc cũng bị cho là mục tiêu áp các biện pháp cứng rắn trong bối cảnh Tổng thống Trump đang vận động cho chiến dịch tái tranh cử vào Nhà Trắng tháng 11 tới.
Mai Lâm (Theo Reuters)