"Khi thời gian trôi qua, số lượng người trong các cơ sở đào tạo giáo dục sẽ ngày càng ít đi", Reuters hôm qua dẫn lời Shohrat Zakir, chủ tịch khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, cho biết. Ông khẳng định các trung tâm đã hoạt động "cực kỳ hiệu quả" trong việc giảm thiểu chủ nghĩa cực đoan bằng cách dạy kiến thꦜức pháp lý và tiếng Quan thoại cho người dân.
Zakir cho biết ông không thể nói có chính xác bao nhiêu người tại các cơ sở đào tạo. "Con số một triệu người gây hoảng sợ và không có thật. Đó hoàn toàn là tin đồ✅n nhảm", quan chức cho hay, nhấn mạnh rằng các trung tâm chỉ là cơ sở giáo dục tạm thời.
Các nhà hoạt động, học giả, một số chính phủ nước ngoài và chuyên gia nhân quyền Liên Hợp Quốc cáo buộc Bắc Kinh tiến hành giam hàng loạt và giám sát chặt chẽ hầu hết người Duy Ngô Nhĩ và các cộng đồng Hồꩲi giáo khác tại những "trại cải huấn chính trị" ở Tân Cương, thậm chí ngược đãi họ. Một báo cáo của quốc hội Mỹ ước tính ít nhất một triệu người Dꦗuy Ngô Nhĩ bị giam tại đây.
Tuy nhiên, Trung Quốc nhiều lần khẳng định họ lập ra các "trung tâm đào tạo nghề" nhằm chống lại mối đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố và cực đoan trong khu vực. Tuần trước, chính phủ nước này đã tổ chức chuyến thăm ba cơ sở đào tạo cho một nhóm phóng viên quốc tế. Một chuyến đi tương tự cũng diễn ra vài ngày trước với sự tham gia của các🌳 nhà ngoại giao từ 12 nước, bao gồm Nga, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Kazakhstan.
Chính phủ Trung Quốc cho biết mục tiêu của họ là giúp người Duy Ngô Nhĩ hòa nhập với xã hội. Theo Zakir, người dân tại một꧑ số khu vực phía nam Tân Cương thậm chí không thể nói xin chào bằng tiếng Quan thoại. Các quan chức cũng chỉ ra rằng việc bạo lực không xuất hiện trong hai năm qua là bằng chứng cho sự thành công của chương trình đào tạo.