Tân Hoa Xã đưa tin bản đồ trên được vẽ theo chiều dọc, do Nhà xuất bản Bản đồ tỉnh Hồ Nam phát hành.
Bản đồ mới cho thấy rõ ngoài phần lục địa của Trung Quốc, phạm vi mà nước này gọi là "chủ quyền" của mình còn mở rộng ra khắ🍬p Biển Đông, kéo dài đến tận bờ biển của Malaysia và Philippines theo hình lưỡi bò, ôm trọn cả hai🌠 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Vùng biển và các đảo trên Biển Đông được v🌺ẽ với tỷ lệ tương đương phần đất liền, khác với bản đồ truyền thống lâu nay của Trung Quốc.
Trong các bản đồ trước đây, chính quyền Trung Quốc🔜 cũng trắng trợn tuyên bố chủ quyền với trọn Biển Đông nhưng chỉ đưa các đảo vào một ô vuông nhỏ 🍒ở góc phía dưới.
Nhân dân Nhật báo biện bạch rằng cách vẽ mới sẽ giúp người dân "đọc được đầy đủ và trực tiếp toàn bộ bản đồ của Trung Quốc", trong khi nhà xuất bản thì mạnh miệng rằng bản đồ dọc "mang ý nghĩa thúc đẩy hiểu biết của người𒁏 dân".
"Đường lưỡi bò" hay đường 9 đoạn là khái niệm được Trung Quốc đưa ra nhằm khẳng định tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông. Yêu sách này của Truꦐng Quốc bị các nước có liên quan, trong đó có Viꦓệt Nam và Philippines, cực lực phản đối.
Việt Nam khẳng định "đường lưỡi bò" của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền, quyền chủ quyền và quyềnꦓ tài phá🥀n của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan ở Biển Đông.
Những hành động ráo riết của Trung Q💖uốc gần đây nhằm hiện thực hóa yêu sách trên, trong đó việc hạ đặ✃t trái phép giàn khoan Hải Dương 981 sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, vấp phải sự phê phán mạnh mẽ của dư luận thế giới.
Trong hội thảo quốc tế với chủ 💃đề “Hoàng Sa - Trường Sa: Sự thật lịch sử” vừa diễn ra tại thành phố Đà Nẵng, các học giả trong và ngoài nước nhất trí rằng yêu sách "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh là không có cơ sở pháp lý, lịch sử và vô giá trị.
Anh Ngọc