Tên lửa đẩy Trường Chinh 2F Y14 đưa tàu vũ trụ cất cánh vào lúc 10h44 theo giờ Bắc Kinh ngày 5/6 từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở tây bắc Trung Quốc. Khoảng 577 giây sau, tàu Thần Châu 14 tách khỏi tên lửa và tiến vào quỹ đạo, phi hành đoàn đều trong tình trạn🍸g tốt. Cơ quan kỹ thuật vũ trụ có người lái Trung Quốc (CMSEO) thông báo buổi phóng tàu thànꦕh công. Ba phi hành gia gồm chỉ huy Chen Dong, Liu Yang và Cai Xuzhe sẽ tham gia xây dựng trạm vũ trụ theo cấu trúc 3 module cơ bản, bao gồm module lõi Thiên Hòa hiện nay đang quay quanh Trái Đất và hai module Vấn Thiên và Mộng Thiên.
Trong khoảng 6,5 giờ, tàu vũ trụ sẽ tự động bắt kịp và ghép nối với cổng của module lõi Thiên Hòa, hình thành một tổ hợp cùng với module và 2 tàu chở hàng Thiên Châu 3 và Thiên Châu 4, hiện nay, cụm module Thiên Hòa và bộ đôi 🎃tàu chở hàng đều hoạt động bình thường và sẵn sàng để ghép nối, theo Lin Xiqiang, phó giám đốc CMSEO.
Nhiệm vụ chở người Thần Châu 14 là chuyến bay thứ 2 (sau nhiệm vụ chở hàng Thiên Châu 4) trong giai đoạn xây dựng trạm vũ trụ Trung Quốc. Công việc đối với 3 phi hành gia sẽ phức tạp và khó khăn nhất từ trước tới nay, theo Huang Weifen, giám đốc thiết kế hệ thống ở Trung tâm Phi hành gia. Trong 6 tháng ở lại trạm, họ sẽ đón 2 module thí nghiệm là Vấn Thiên và Mộng Thiên, tàu chở hàng Thiên Châu 5 và tàu chở phi hành gia Thần Châu 15 ghép nối với module lõi, luân chuyển với phi hành đoàn Thần Châu 15 trước khi trở về Trái Đất vào tháng 12/2022. Theo lịch trình, Vấn Thiên sẽ bay tới trạm trong tháng 7, tiếp theo là Mộng Thiên vào tháng⭕ 10. Tàu chở hàng Thiên Châu 5 và tàu chở phi hành gia Thần Châu 15 sẽ cất cánh vào cuối năm nay.
Các phi hành gia sẽ tiến vào 2 module thí nghiệm lần đầu tiên, giúp chuẩn bị môi trường phù hợp để sinh hoạt và lắp đặt buồng thí nghiệm khoa học bên trong. Họ sẽ ra ngoài module Vấn Thiên lần 🍬đầu để tiến hành hoạt động đi bộ không gian. Họ cũng sẽ ꦕthực hiện nhiều bài giảng khoa học từ module Vấn Thiên.
An Khang (Theo CGTN)