Các công ty bán dẫn Trung Quốc đã thu được kho🔯ản đầu tư trị giá gần 38 tỷ USD trong năm nay thông qua phát hành chứng khoán ra công chúng và bán tài sản, gấp đôi toàn bộ các khoản đầu tư trong năm ngoái, theo thốඣng kê của hãng S&P Global Market Intelligence.
Hơn 50.000 doanh nghiệp đăng ký kin๊h doanh lĩnh vực có liên quan đến bán dẫn tại Trung Quốc, con số ඣkỷ lục và cao gấp bốn lần tổng số doanh nghiệp đăng ký tương tự trong 5 năm qua.
Trong số này, có nhiều công ty gần như không liên quan đến ngành sản xuất chip như phát triển bất động sản, sản xuất xi𝄹 măng và kinh doanh nhà hàng. Tuy nhiên, tất cả đều tự mô tả là doanh nghiệp ngành bán dẫn để hưởng lợi ích từ kế hoạch được chính quyền Trung Quốc công bố hồi tháng 8, trong đó hứa hẹn nhiều ưu đãi về thuế và ngân sách chính phủ𝔍.
Những hoạt động 🐭này cũng cho thấy lo ngại về sự phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ phương Tây. Trung Quốc hiện là quốc gia nhập khẩu thiết bị bán dẫn lớn nhất thế giới. Dữ liệu hải quan cho thấy nướ💃c này đã mua cố chip nước ngoài với trị giá hơn 300 tỷ USD trong năm 2019.
Ngược lại, các công ty Trung Quốc chỉ chiếm 5% nguồn cung thị trường toàn cầu, theo thống kê của Hiệp hội Công nghệ Bán dẫn có trụ sở tại 🍃Mỹ. Những công ty này cũng sử dụng công nghệ đi sau các đối thủ Mỹ và Đài Loan khoảng 5 năm hoặc lâu hơn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cấm xuất khẩu nhiều công nghệ thiết yếu cho Huawei và ZTE, khiến nhiều doanh nghiệp Trung Quốc phải vội vàng tìm kiếmౠ nguồn cung thiết bị bán dẫn từ thị trường trong nước. "Vấn đề là phải bảo vệ sự an toàn của chuỗi cung ứng. Bạn không thể biết bao giờ mình sẽ bị đưa vào danh sách đen của Mỹ", Adam Zhao, Giám đốc quản lý công ty đầu tư Winsoul Capitail, cho hay.
Kꦅế hoạch phát triển kinh tế 5 - 15 năm tới được Trung Quốc công bố tháng trước cho thấy "tự chủ công nghệ" sẽ là một trong những mục tiêu quốc gia chủ chốt. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuần trước cũng kêu gọi tăng tố🦂c phát triển nhiều ngành công nghiệp thiết yếu, trong đó có bán dẫn.
Kể từ thập niên 1950, Trung Quốc đã chi hàng tỷ USD để phát triển ngành chip nội địa, ban đầu nằm tro🐼ng những kế hoạch trung ương, sau đó tiếp tục với sự hỗ trợ của các công ty liên doanh với nướ𓄧c ngoài. Tuy nhiên, thiếu nhân tài, đầu tư sai hướng và tính quan liêu đã cản trở nhiều thành công của họ.
Điểm khác biệt lần này là cuộc đối đầu thương mại và công nghệ Mỹ - Trung, trong đó thú🌺c đẩy tham vọng đột phá của Bắ♊c Kinh. Nỗ lực mới nhất cũng dựa nhiều hơn vào chuyên môn của doanh nghiệp tư nhân, thay vì cách tiếp cận do chính phủ thực thi trong quá khứ.
"Đang có nỗ lực toàn xã hội để xây dựng các nguồn cung ứng nội địa, giúp các công ty không bị ảnh hưởng bởi cắt đứt nguồn cung b🤡ất ngờ", Daꦜn Wang, nhà phân tích thuộc công ty nghiên cứu Gavekal Dragonomics, cho hay.
Nhiều đại học đang ưu tiên các chương trình đào tạo thế hệ൲ chuyên gia bán dẫn mới, nhằm giải quyết thiếu hụt tới 250.000 nhân lực vào năm 2022. Chính quyền Trung Quốc hồi tháng 7 cũng hứa hẹn về nhiều 🐻ưu đãi và ngân sách cho các bằng cấp đại học liên quan tới ngành bán dẫn. Các trường danh tiếng như Đại học Bắc Kinh, Thanh Hoa và Phúc Đán cũng đang bắt đầu dồn thêm nhiều nguồn lực cho các chương trình đào tạo chuyên gia bán dẫn.
"Không có lối tắt trong phát triển chip, tích lũy kinh nghiệm và kiến thức cho các kỹ sư là chìa khóa dẫn tới thành công", Szeho Ng, người đứng đầu bộ 🌠phận nghiên cứu bán dẫn của công ty China Renaissance Seꦿcurities, nhận xét.
Người sáng lập Huawei Nhậm Chí💝nh Phi từng nhấn mạnh nhu cầu về ngành công nghiệp chip nội địa vững mạnh. "Huawei đang gặp nhiều khó khăn vì các doanh nghiệp Trung Quốc không thể chế tạo những loại chip tiên tiến được chúng tôi thiết kế", ông nói trong chuyến thăm các trường đại học ở Bắc Kinh hồi tháng 9.
Huawei cũng ra thông cáo khẳng định việc bị cấm tiếp cận công nghệ Mỹ cũng "gây hại cho ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu" và dẫn tꦰới quá trình "tách rời khỏi Mỹ trong chuỗi cung ứng".
Chính phủ Trung Quốc cho biết 6 tỉnh đã cam kết đầu tư khoảng 13 tỷ USD vào công nghiệp bán dẫn, trong khi nhiều người khổng lồ như Alibaba và nhà sản xuất ô tô BYD Co. cũng đầu tư vào lĩnh vực này. Những công ty ngoài ngành như hãn𒊎g xi măng Gansu Shangfeng cũng đầu tư tiền cho các liên doanh bán dẫn, bất chấp việc họ không có kinh nghiệm.
Tuy nhiên, nhiều dự án nổi bật tại Trung Quốc đã đổ vỡ, trong đó có những liên do🎐anh giữa chính quyền địa phương và doanh nghiệp Mỹ. Dự án chế tạo chip máy chủ giữa Qualcomm và tỉnh Quý Châu chấm dứt sau 3 năm, trong khi kế hoạch xây dựng nhà máy chip tiên tiến của Globalfoundries tại tỉnh Thành Đô cũng bị dẹp bỏ.
Qualcomm không bình luận, trong khi Globalfoundries cho biết họ c༒ùng các đối tác địa phương đã điều chỉnh kế hoạch năm 2018 và chấm dứt kế hoạch xây nhà máy sau khi đánh giá điều kiện thị trường.
Một dự án 3 tỷ USD n🅷hằm xây hai cơ sở sản xuất chip tại Nam Kinh cũng bị ngừng sau khi nhà đầu tư phá sản hồi tháng ꦉ6.
Li Ruiwei, Chủ tịch quỹ đầu tư, cho biết công ty Tacoma Semiconductor Technology của ông chỉ chế tạo được những loại chip kém tiên tiến hơn yêu cầu từ chính phủ và bị loại khỏi danh sách trợ cấp. ꦿ"Chính sách ưu đãi của chính phủ là con dao hai lưỡi, có thể khiến nhiều nhà đầu tư đổ tiền một cách mù quáng vào các lĩnh vực được ưu tiê♉n", Li nói.
Điều này phản ánh những cơn sốt đầu tư gần đây tại Trung Quốc, trong đó có những lĩnh vực như xe điện, bất động sản và phát triển pin Mặt Trời, khiến nhiều chuyên gia hoạch định kinh tế phải lên tiếng cảnh báo về những quyết định kinh doanh thiếu suy nghĩ෴.
"Nhiều doanh nghiệp không có kinh nghiệm, công nghệ và nhân lực đang lao vào lĩnh vực mạch tích hợp. Nhiều chính quyền địa phương cũng vội vã khởi động 🌃hàng loạt dự án mà không có đủ hiểu biết về ngành công nghiệp này", một thành viên﷽ Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc cho biết hồi tháng 10.
Điệp Anh (theo Wall Street Journal)