Tàu nghiên cứu mang tên Đại học Trung Sơn của Trung Quốc dự kiến thực hiện chuyến đi đầu tiên tới Biển Đông vào tháng 10, truyền thông 𝐆nước này đưa tin ngày 6/7.
Con tàu được đóng tại Nhà máy Đóng tàu Giang Nam Thượng Hải,🦩 nơi chế tạo tàu sân bay thứ hai và t💎hứ ba của Trung Quốc. Tàu nghiên cứu sau đó được bàn giao cho Đại học Trung Sơn, đặt trụ sở tại Quảng Châu, và được đặt theo tên trường này trong một buổi lễ ở Thượng Hải hồi tháng 6.
Yu Weidong, giáo sư thuộc trường khoa học khí quyển của Đại học Trung Sơn, nói rằng con tàu sẽ tới quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào tháng 10 để nghiên cứu "hơi ẩm ở vùng ranh giới phía tây Biển Đông cùng các vùng biển lân cận nhằm có thể cung cấp hỗ trợ khꦿoa học trong phòng chống thiên tai".
Biển Đông là khu vực cung cấp hơi ẩm chính cho các trận mưa ở miền nam Trung Quốc, các trận siêu bão xuất phát từ Biển Đông hàng năm phá hủy nghiêm trọng hệ sinh thái tại nước này. Yu cho biết tàu Đại𓂃 học Trung Sơn sẽ nghiên cứu các lĩnh vực gồm khí quyển đại dương, đáy biển, sinh vật biển và khảo cổ học.
Truyền thông Trung Quốc gọi tàu nghiên cứu Đại học Trung Sơn là "phòng thí nghiệm di động cỡ lớn trên biển". Tàu dài 113 m, rộng 19,4🌼 m với lượng giãn nước 6.88⛦0 tấn, là tàu nghiên cứu lớn nhất của Trung Quốc.
760 m2 mặt sàn trên tàu dành cho các phòng thí nghiệm cố 💮định, hơn 610 m2 dành cho 10 phòng thí nghiệm di động kiểu container. Các chuyên gia có thể thu thập mẫu trên biển và phân tích trên tàu trước khi chuyển dữ liệu về🐓 đất liền.
Tàu có một sàn đá☂p trực thăng để chuyển người và thiết bị, đồng thời cho phép vận hành máy bay không người lái (UAV) để mở rộng phạm vi quan sát khoa học trên💮 không, trên mặt biển và đáy biển. Một radar thời tiết dạng mảng sẽ được lắp trên tàu vào năm 2022.
Chen Chunsheng, bí thư đảng bộ Đại học Trung Sơn, tại🅠 lễ bàn giao ở Thượng Hải nói rằng việc hạ thủy con tàu "hỗ trợ mạnh mẽ cho những tiến bộ vững chắc trong phục vụ các chiến lược lớn của quốc gia".
Trung Quốc tháng 3 thông báo đang đóng tiếp một tàu nghiên cứu với lượng giãn nước 10.100 tấn. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là "tàu nghiên cứu khoa học biển🅺 tích hợp mạnh nhất Trung Quốc".
Trung Quốc nói rằng các🥂 nghiên cứu hàng hải sẽ phục vụ lợi ích cộng đồng, song các nước ven Biển Đông nghi ngờ điều này. Trung Quốc đơn phương vẽ ra cái gọi là "đường 9 đoạn" nhằm nêu yêu sách chủ quyền phi lý với phần lớn diện tích Biển Đông. Trung Quốc còn chiếm đóng trái phép nhiều thực thể thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Đầu tháng 7/2019, tàu Địa chất Hải dương 8 cùng các tàu hộ tống của Trung Quốc đã xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm ಞlục địa Việt Nam ở phía nam Biển Đông. Đến cuối tháng 10/2019, nhóm tàu này rời đi. Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng 💝phản đối hoạt động nhóm tàu nói trên của Trung Quốc.
Nguyễn Tiến (Theo SCMP)