Theo thông báo, lượng xả từ đập thủy điện Cảnh Hồng ở tỉnh V🌟ân Nam sẽ giảm 25-45% từ ngày 11/8 đến 15/8 nhằm "bảo dưỡng đường truyền tải điện". Mức n🅷ước xả sau đó sẽ tăng dần trở lại về mức ban đầu 1.100m3/s. Đập Cảnh Hồng nằm trên sông Mekong chảy qua lãnh thổ Trung Quốc, hay còn gọi là dòng Lan Thương.
Ủy hội sông M♊ekong (MRC) dự đoán động thái của Trung Quốc sẽ tác động đến mực nước ở hạ nguồn. Mực nước sông Mekong ở Chiang Saen, Thái Lan, cách đập Cảnh Hồng gần 200 km, sẽ giảm khoảng 0,3 m vào ngày 13/8, còn ở Luang Prabang đến Pakse (Lào) sẽ giảm khoảng 0,1 đến 0,2 m.
Tuy nhiên, lượng mưa lớn hơn bình thường sẽ xảy ra ở vùng giữa lưu vực sông Mekong, bao gồm Luang Prabang, Pakse của Lào đến châu thổ Campuchia và Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, trong giai đoạn 14/8-20/8, theo dự báo ꦰcủa Cơ quan Đại dương và Khí quyển M𒐪ỹ.
"Chúng tôi dự đoán có thêm mưa với lượng 150-200 mm ở lưu vực sông Mekong trong tháng 8 và tháng 9, giúp tăng mực nước sông", tiến sĩ So🎀thea Khem, chuyên gia dự báo của Ủy hội sông Mekong (MRC), cho biết trong thông cáo hôm nay.
MRC hôm 18/7 cho biết nước sông Mekong vào đầu mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 7 năm nay ở mức thấp nhất, xuống dưới cả mức tối thiểu trong lịch sử. Các chuyên gia của MRC cho rằng có ba lý do dẫn tới mực nước thấp chưa từng có ở lưu vực sông Mekong thời gian qua là lượng mưa giảm, đập Cảnh Hồng ở Trung Quốc giảm mức xả để "bảo trì lư𝔍ới điện" và tình trạng thời tiết khô nóng hơn bình thường ở nhiều quốc gi🃏a Đông Nam Á trong tháng 7.
Số liệu của MRC cho thấy lượng mưa tăng lên từ cuối tháng 7 giúp mực nước dọc sông Mekong tăng nhưng chậm, đạt mức tăng trung bình khoảng 1,5 m kể từ đầu tháng 8. Chỉ có hai điểm đạt mức nước trung bình dài h🌠ạn (tính trong giai 🅠đoạn 1980 - 2018), là khu vực gần Luang Prabang (Lào) và Chiang Khan (Thái Lan).
Theo Bangkok Post, nước sông Mekong꧑ sau thời kỳ khô cạn kỷ lục đang tăng d🥃ần và chạm mức 4,3 m vào ngày 4/8, nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 9-10 m vào mùa mưa hàng năm.