Quyết định hạ mức độ kiểm soát C💟ovid-19 xuống cấp B được Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) công bố tối 26/12 và sẽ có hiệu lực từ ngày 8/1/2023. "Theo quy địch cách ly y tế quốc giꦛa, những biện pháp cách ly ứng phó dịch bệnh lây nhiễm sẽ không áp dụng với hành khách và hàng hóa nhập cảnh", NHC cho biết trong thông cáo.
NHC cùng ngày công bố thông tư về kế hoạch tổng thể quản lý bệnh truyền nhiễm cấp B đối với các ca Covid-19, trong đó quy định Trung Quốc sẽ không ꩵáp dụng các biện pháp kiểm dịch với ca nhiễm và không truy vết người tiếp xúc gần.
Theo kế hoạch tổng thể này, người tới Trung Quốc không cần xin mã y tế từ đại sứ quán hay lãnh sự quán Trung Quốc ở nước ngoài mà chỉ cần kết qu༒ả xét nghiệm PCR âm tính với Covid-19. Khi tới Trung Quốc, họ cũng không cần phải cách ly tập t🙈rung.
Các biện pháp hạn chế số chuyến bay quốc tế, trong đó có chính sách "5-1" (mỗi hãng hàng không chỉ được🍎 duy trì một đường bay đến Trung Quốc và không quá một chuyến mỗi tuần), cũng như hạn chế về số hành khách, cũng sẽ được dỡ bỏ.
Thông tư của NHC cho biết Trung Quốc sẽ tiếp tục "tối ưu hóa các thỏa thuận để người nước ngo♕ài có thể quay trở lại nước này làm việc, kinh doanh, học tập, thăm thân, đoàn tụ gia đình" và sẽ cấp lại các loại visa tương ứng. Hoạt động🍰 vận tải hành khách bằng cửa khẩu đường bộ và đường thủy sẽ dần dần được nối lại.
Theo thông tư, Trung Quốc s⭕ẽ nối lại du lịch ra nước ngoài "một cách có trật tự, tùy theo tình hình dịch bệnh quốc tế và khả năng đáp ứng dịch ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚvụ của tất cả các ngành".
Động thái này được coi là bước tiếp theo nhằm nới lỏng dần chiến lược "Không Covid" được Trung Quốc duy trì gần 3 năm qua và chuyển sang sống chung với dịch bện🧔h.
"Điều này sẽ thiết lập hướng đi mới cho ứng phóඣ Covid-19 tại Trung Quốc, áp dụng cách tiếp cận mề♎m dẻo và ít gây gián đoạn cuộc sống của người dân hơn", một quan chức y tế ở tỉnh Quảng Đông nói.
Tuy nhiên, thông tư của NHC không đề ra chính sách visa cụ thể nào cho người nước ngoài đến Trung Quốc, cũng không định rõ mốc thời gian cho việc nối lại hoạt động du lịch của người dân ra nước ngoài. Bởi vậy, giới quan sát cho rằng sẽ khó có dò꧑ng💮 người ra vào biên giới Trung Quốc trong tương lai gần.
Kể từ khi bùng phát đầu năm 2020, Covid-19 luꦛôn được giới chức Trung Quốc xếp vào bệnh dịch cần quản lý cấp A💖, cùng mức với dịch hạch và bệnh tả.
Quy định của nước này yêu cầu chính quyền các địa phương áp dụng những biện pháp hạn chế🍬 nghiêm ngặt nhất với cấp A, gồm cách ly người bệnh và người tiếp xúc gần, cũng như huy động lực lượng hành pháp tham gia chống dịch, phong tỏa diện rộng tại địa phương phát hiện dịch bệnh.
Hạ cấp độ ứng phó xuống mức B khiến giới chức địa 🐻phương chỉ cần "áp dụ🌱ng biện pháp điều trị và xử lý cần thiết để ngăn dịch bệnh lan rộng".
Có những dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đang chuẩn bị để chuyển sang trạng thái sống chung với dịch bệnh, như bỏ xét nghiệm hàng loạt và giảm xét nghiệm PCR bắt buộc. NHC, cơ quan công bố số ca Covid-19 hàng ngày ở nước này ba năm qua, thông báo ngừng đăng tải thống k🧸ê từ 25/12.
Phó thủ tướng 🌄Trung Quốc Tôn Xuân Lan, quan chức phụ trách ứng phó Covid-19 toàn quốc, cũng hối thúc chính quyền các địa phương tập trung vào điều trị🔴 người bệnh, thay vì kiểm soát số ca lây nhiễm.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay lần đầu đề cập đến Covid-19 kể từ khi giới chức nới lỏng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh hồi đầu tháng🍒 n🐷ày, kêu gọi các cơ quan chức năng bảo vệ mạng sống của người dân.
"Nỗ lực kiểm soát và phòng ngừa Cov💙id-19 đang đối mặt với những tình huống và nhiệm vụ mới. Chúng ta cần triển khai chiến dịch y tế mang tính tập trung hơn, củng cố phòng tuyến chống dịch bệnh ở cộng đồng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe và cuộc sống của người dân", ông nói.
Giới chức Trung Quốc cảnh báo đợt bùng phát hiện tại sẽ đạt đỉnh vào mùa đông năm nay, tạo thành ba sóng lây nhiễm nối tiếp nhau trong khoảng ba tháng tới.
Theo truyền thôn🐷g Trung Quốc, hệ thống chăm sóc sức khỏe của đất nước đang rất căng thẳng. Nhân viên y tế được yêu cầu làm việc ngay cả khi bị ốm và những người đã nghỉ hưu cũng được kê🐎u gọi trở lại làm việc. Tình hình càng đáng lo ngại hơn khi Tết Nguyên đán đang đến gần, với lượng người về quê rất đông.
Vũ Anh (Theo SCMP)