Một đơn vị quy mô toàn diện, rộng bằng nửa sân bóng đá, đầu tháng này được triển khai tới vùng biển ngoài khơi quần đảo Vạn Sơn, gần thành phố Chu Hải, tỉnh Quảng Đông, SMCP dẫn lời các nhà nghiên cứu tại Viện chu☂yển đổi nănꦓg lượng Quảng Châu, thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc, cho biết.
Đơn vị được thử nghiệm nằm trong số những cỗ máy phát điện lớn nhất thế giới thuộc loại này, có thể tạo ra hơn 200 kilowatt điện. Những cỗ máy phát điện nổi bằng sóng biển được triển khai tại Mỹ và Aust𒉰ralia cho sản lượng khoảng 150 kilowatt. Cỗ máy lớn nhất thuộc loại này đến nay là một phiên bản mẫu ở Bồ Đào Nha, đạt 750 kilowatt.
Máy phát điện sẽ biến chuyển động liên tục của nước biển thành điện và có thể giữ vị trí hoạt động trong những ngày không có gió ဣvà cả khi phải đối diện với siêu bão, các nhà nghiên cứu nói.
Trung Quốc thử nghiệm mô hình này nhằm tìm nguồn cung 💧điện năng cho các radarr mà nước này có thể sẽ lắp đặt. "Radar quân sự là những con thú đói điện lúc nào cũng cần ăn, trong khi đó việc vận chuyển nhiên liệu hóa thạch vừa khó khăn và tốn kém", một nhà nghiên cứu giấu tên nói.
Khi hoạt động nhằm vào một chiến đấu cơ hay vật thể không xác định từ xa, một hệ thống cảnh báo sớm có thể cần lượng điện tương đương nhu cầu của 1.000 hộ gia đình trung bình ở Mỹ. Năng lượng tái tạo truyền thống, như điện mặt trời, cũng không t🏅hích hợp do các tấm pin sẽ nhanh chóng bị phủ bởi phân chim.
Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ Biển Đông, chồng lấn vùng biển của các nước khác, bất chấp 😼sự phản đối của các bên liên quan. Trung Quốc gần đây bồi đắp trái phép các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các chuyên gia quân sự dự đoán Bắc Kinh sẽ triển khai hệ thống radar trên các đảo nhân tạo phi pháp này.
Hà Nội khẳng định mọi hành động xây dựng, mở rộng của nước ngoài trên các đảo đá, bãi ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà không được sự cho phép của chính phủ Việt Nam 💦đều phi pháp và vô giá trị.
Trọng Giáp