- Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Đối thoại Shangri-La tuyên bố sẽ hỗ trợ tối đa ch🅺o các nước ASEAN trong bả🐽o vệ vùng biển và vùng trời, đồng thời cung cấp tàu tuần tra cho Philipines và Việt Nam. Ông đánh giá việc này thế nào?
- Mối quan hệ của Nhật Bản với các nước Đông Nam Á là một phần quan trọng của an ninh khu vực trong dài hạn. Cam kết tích cực của Thủ tướng Abe với ASEAN rất đáng hoan nghênh và hữu ích. Sự hỗ trợ này nên được hiểu là nhằm củng cố năng lực và hiện 🎐đại hóa lực lượng của các nước khu vực, chứ không nhằm chống Trung Quốc.
- Ông dự đoán Trung Quốc sẽ phản ứng như thế nào?
- Điều đáng ngại là Trung Quốc đã tiến tới một mức mà họ nói về mình như thể là nạn nhân, trong khi họ tiến hành ngày càng nhiều 💛hành động đơn phương, hung hăng, để cố gắng tạo ra những hiện trạng mới trên biển và trên đảo.
Những hành động của Trung Quốc gây nên mối lo ngại thực tế và dễ hiểu ở các nước lân cận. Khi các nước hiểu ý đồ của Trung Quốc và tìm cách tự bảo vệ một cách chính đáng khỏi vị láng giềng to lớn này, thì Trung Quốc lại phàn nàn. Kiểu cư xử n🃏ày đang tồn tại trong một thời gian dài♛ và đang làm giảm uy tín của Bắc Kinh.
- Mỹ và Nhật đã có những tiếng nói tương đồng trênও Diễn đàn an ninh châu Á. Việc này 🍃mang lại những hệ quả gì?
- Mỹ và Nhật có mối hợp tác đồng minh rất mạnh mẽ, được quꦫy định trong hiệp ước. Liên minh đó là cột trụ của an ninh khu vực châu Á từ sau Thế chiến 2. Nhìn chung, chúng ta có thể thấy mối qu🧸an hệ này là một nhân tố đóng góp mạnh mẽ cho hòa bình và ổn định ở châu Á Thái bình dương.
Trong nhiều thập niên qua, sự ổn định đã giúp đắc lực cho tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng ở cả khu vực🅘 này. Mỹ tin tưởng rằng Nhật sẽ là một đồng minh còn vững mạnh hơn nữa nếu Nhật có các mối quan hệ khăng khít và tích cực với các nước láng giềng, trong đó có các nước Đông Nam Á.
- Ông đꦍánh giá thế nào về bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phùng Quang💃 Thanh tại Shangri- La?
- Bộ trưởng Thanh đã có một bài p🍸hát biể꧙u rất mạnh mẽ và đầy can đảm. Ông ấy đã nói ra những điều cần phải nói về thực tế trên Biển Đông. Cho dù Bắc Kinh sẽ không thích thú gì, nhưng Bộ trưởng Thanh🔯 đã nói điều cần phải nói.
Trung Quốc từ lâu cố gắng ép buộc c🅷ác nước ASEAN tránh nói về Biển Đông và các tranh chấp lãnh thổ và trên biển, nhưng đây không phải cách mà những quốc gia trưởng thàn✃h áp dụng luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp.
Bài phát biểu của Bộ trưởng Thanh rất quan trọng, nó sẽ khuyến khích các đối tác khác ở ASEAN chia sẻ quan điểm một cách thẳng thắnꦛ nhằm thuyết phục Trung Quốc cùng hợp tác để thảo nên bộ Quy tắc ràng buộc Ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN, để rồi các bên cùng tuân thủ luật lệ.
- Những quan điểm rõ ràng của các bên Mỹ, Nhật, Australia, Việt Nam và các nước khác tại Shangri-La lần này liệu có tác động 🐽như thế nào đến tình hình ở Hoàng Sa, nơi Trung Quốc đặt giàn khoan trái phép và triển khai nhiều tàu hộ tống?
- Cuối cùng thì Trung Quốc sẽ phải đưa ra quyết định: hoặc là tuân theo luật phápܫ và các quy tắc quốc tế, hợp tác với các nước láng giềng để thúc đẩy an ninh năng lượng của nước này; hoặc là theo đuổi con đường dẫn đến xung đột.
Nếu Trung Quốc khăng khăng theo đuổi mong muốn của mình, bất chấp mối quan hệ với các nước xung quanh, thì Trung Quốc sẽ không được tin cậy nữa. Và chúng ta sẽ thấy một viễn cảnh xung đột giꦑữa Trung Quốc với các nước khác ở châu Á Thái Bình Dương.
Điều đó không ích lợi gì cho T𝕴rung Quốc, vì thế tôi tin rằng Trung Quốc sẽ tìm ra cách để trở thành một cường quốc mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới bằng cách cùng với các nước tuân thủ nguyên tắc và pháp luật.
Trung Quốc sẽ tự gây hại cho an ninh quốc gia của chín♌h họ nếu cứ đi theo những 🔴con đường tiêu cực khác.
Việt Anh (thực hiện)