Trung Quốc, cùng Mỹ v🍸à Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), là ba quốc gia cùng tham gia nhiệm vụ chinh phục hành tinh đỏ trong tháng này, khoảng thời gian sao Hỏa nằm g♔ần Trái Đất nhất.
Chương trình vũ trụ của Bắc Kinh trong những năm gần đây đã đạt được nhiều bước tiến lớn trong cuộc đua với Mỹ. Điều này càng thôi thúc Trung Quốc theo đuổi tham vọng ch𝐆inh phục vũ trụ và Sao Hỏa là mục tiêu có sức hút mãnh liệt.
Sau nhiều thời gian ấp ủ và chuẩn bị, nhiệm vụ khám phá hành tinh đỏ của Bắc Kinh đã sẵn sàng khởi động. Nhiệm v🅷ụ chinh phục sao Hỏa của Trung Quốc có tên Thiên Vấn 1 dự kiến khởi hành từ đảo Hải Nam, phía nam💜 nước này, trong khoảng 20-25/7 tới.
Tàu thăm dò sẽ bay vào 🌃quỹ đạo sao Hỏa, đáp xuống bề mặt hành tinh và gဣiải phóng một robot nhỏ, điều khiển từ xa làm nhiệm vụ nghiên cứu. Con tàu dự kiến sẽ bay ít nhất 55 triệu km trước khi tới đích. Nó sẽ trở về sau 7 tháng, vào khoảng tháng hai năm sau, theo một quan chức Trung Quốc.
Đây không phải lần đầu tiên Trung Quốc nỗ lực vươn tới sao Hỏa. Trước đây, Trung Quốc từng hợp t༒ác để cùng hoàn thành sứ mệnh chinh phục h♏ành tinh đỏ hồi năm 2011 nhưng thất bại. Tàu phóng của Nga khi đó đã không thể đi vào quỹ đạo để thực hiện lần phóng về phía sao Hỏa. Phần cứng đã bị vỡ tan một phần khi tàu trở lại Trái Đất.
Sau thất bại cách đây 9 năm, Bắc Kinh đã quyết định tự hoàn thành nhiệm vụ này lần nữa. "Mục đích của Trung Quốc cũng giống nhiều nước khác, như nâng cao năng lực quốc gia, khám phá vũ trụ, đầu tư vào nguồn tài nguyên tương lai và tạo ra tầm ảnh hưởng về chính trị và uy tín quốc gia", Chen Lan, nhà phân tích độc lập tại GoTaikonauts.com, tꦬrang tin tức về chương trìnꦯh không gian của Trung Quốc, cho hay.
Quân đội là cơ quan quản lý chương trình vũ trụ của Trung Quốc, cung cấp các thông t🐟in hạn chế về nhiệm vụ. Nhưng nhiều người biết thông tin chia sẻ robot mà Bắc Kinh sử dụng cho sứ mệnh lần này có cấu tạo gồm 6 bánh xe và 4 tấm pin mặt trời, với tổng khối lượng 200 kg.
Robot sẽ khám phá bề mặt sao Hỏa trong ba tháng, theo Sun Zezhou, kỹ sư trưởng của tàu thăm dò. Cỗ máy này được cho có khả năng phân tích khí quyển và đất của hành tinh𝕴 này, cũng như chụp ảnh hay tìm kiếm dấu hiệu của sự sống trong quá khứ.
Trước sứ mệnh lần này, Trung Quốc từng hai lần đưa robot thăm dò tới 💜Mặt Trăng, gồm Thỏ Ngọc 1 và 2, lần lượt vào năm 2013 và 2019. Robot thứ hai đã làm nên lịch sử khi đáp xuống vùng khuất của Mặt Trăng, đưa Trung Quốc 🍌trở thành quốc gia đầu tiên làm được điều này.
"Các robot Thỏ ൩Ngọc rất phù hợp với nhiệm vụ khám phá sao Hỏa, khi hành tinh này có địa hình tương tự", Jonathan McDowell, nhà thiên văꦕn học tại Trung tâm Vật lý Thiên văn Harvard-Smithsonian nói.
Nhưng việc nằm cách xa Trái Đất đồng nghĩa thông tin liên lạc sẽ chậm hơn vàಞ các vấn đề rủi ro sẽ tăng lên với hành trình dài như vậy, theo McDowell.
Nếu nhiệm vụ tháng 7 này thành công, nó sẽ đánh dấu một bước tiến mạnh mẽ cho chương trình không gian của Trung Quốc, bởi chinh phục sao Hỏa được xem là một trong những thử thách khó khăn nhất, theo Dennis Normile, biên tập viên của Science, tạp chí thuộc Hiệp hội Tiến bộ Khoa học Mỹ.
Không giống Mặt Trăng, sao Hỏa có bầu khí quyển, do đó tàu thăm dò cần được bảo vệ khỏi nhiệt sinh ra trong quá trình hạ cánh. Nhưng bầu khí quyển quá mỏng của sao Hỏa khiến khó có thể dùng dù làm ch𝓀ậm quá trình hạ cánh.▨ Đồng thời các tàu đổ bộ cần có tên lửa đẩy lùi.
Chỉ 10 trong 18 nhiệm vụ hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa thành công và 9 trong 10 nhiệm vụ đó thuộc về NASA. Một tàu thăm dò của Nga cũng từng hạ cánh thành c🌊ông nhưng gần như ngay lập tức bị mất liên lạc.
Cáꦓc nhà khoa học của Thiên Vấn 1 cho biết họ không được Cục quản lý Vũ ✃trụ Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho phép trao đổi với báo giới về các thông tin liên quan tới kế hoạch này. Một số nguồn tin trong cộng đồng vũ trụ ở Trung Quốc cho rằng CNSA muốn giảm bớt kỳ vọng của dư luận.
CNSA cho biết hạ cánh an toàn trên bề mặt ༺sao Hỏa không phải mục tiêu duy nhất của họ. "Mục tiêu của chúng tôi là khám phá và thu thập nhiều dữ liệu khoa học nhất có thể", Zhang Rongqiao, người phụ trách nhiệm vụ của CNSA, chia sẻ về Thiên Vấn 1 trong buổi nói chuyện hồi tháng 7/2019.
Tàu thăm dò của Thiên Vấn 1𒅌 sẽ nghiên cứu từ trường và khí quyển của sao Hỏa. Với một camera có độ p🦩hân giải cao, nó sẽ lập bản đồ bề mặt và mô tả đặc điểm địa chất của hành tinh đỏ.
Dean Cheng, chuyên gia về chính sách Trung Quốc tại Quỹ Di sản, viện nghiên cứu của Mỹ, nói rằng ngoài việc thể hiệౠn năng lực về cô꧂ng nghệ, Trung Quốc muốn đóng góp vào "kho kiến thức toàn cầu".
"Bắc Kinh tin rằng cường quốc lớn phải có sức mạnh về khoa học", Dean Cheng nói.
Thiên Vấn 1 không chỉ🍌 là nhiệm vụ duy nhất của Trung Quốc khi theo đuổi tham vọng lớn trên. Cuối năm nay, Trung Quốc cũng dự kiến khởi động nhiệm vụ Chang’e 5, để lần đầu tiên đưa các mẫu vật thu thập từ Mặt Trăng trở về Trái Đất kể từ sau sứ mệnh Luna của Liên Xô năm 1976.
Giới chức CNSA cho hay nếu Thiên Vấn 1 và Chang'e 5 thành cô🦹ng, Trung Quốc có thể nỗ lực đ🤪ưa các mẫu vật từ sao Hỏa về Trái Đất kể từ 2030.
Bắc Kinh đã 🐟rót hàng tỷ đôla vào chương trình không gian để bắt kịp Mỹ, Nga và châu Âu từ nhiều năm nay. Năm 2003, Trung Quốc đã 🅠trở thành quốc gia thứ ba, sau Mỹ và Nga, đưa người vào vũ trụ.
Bắc Kinh cũng phóng một loạt vệ tinh vào quỹ đạo, hoàn thành "chòm sa꧟o" vệ tinh vào tháng 6 để thiết lập hệ thống định vị riêng Beidou, cạnh tranh với hệ thống GPS của Mỹ.
Cường quốc châu Á này cũng lên kế hoạch thiết lập trạm không gian vào năm 2022, giúp Trung Quốc có chỗ đứng vĩnh viễn trong quỹ𓂃 đạo.Trung Quốc cũng đặt mục tiêu cao hơn khi hy vọng trở thành quốc gia thứ hai đưa con người lên Mặt Trăng trong vòng một thập kỷ tới.
Thanh Tâm (Theo AFP, Science)