Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy phía Trung Quốc đang ráo riết mở rộng đáng kể các tiền đồn trong khu vực tranh chấp với nhiều quốc gia trên Biển Đông. Hình trái là một công trình Bắc Kinh xây dựng trên bãi đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa vào cuối tháng 3 năm ngoái. Trong hình phải, công trình này đã được nối với một đảo nhân tạo mới thông qua một con đường đắp cao. Ảnh: IHS Jane's
Hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy phía Trung Quốc đang ráo riết mở rộng đáng kể các tiền đồn trong khu vực tranh chấp với nhiều quốc gia trên Biển Đông. Hình trái là một công trình Bắc Kinh xây dựng trên bãi đá Gaven thuộc quần đảo Trường Sa vào cuối tháng 3 năm ngoái. Trong hình phải, công trình này đã được nối với một đảo nhân tạo mới thông qua một con đường đắp cao. Ảnh: IHS Jane's
Hình ảnh chụp vào tháng 3/2014 cho thấy công trình phía Trung Quốc xây trên đá Gaven vẫn còn rất nhỏ bé. Ảnh: IHS Jane's
Hình ảnh chụp vào tháng 3/2014 cho thấy công trình phía Trung Quốc xây trên đá Gaven vẫn còn rất nhỏ bé. Ảnh: IHS Jane's
Hình ảnh chụp vào tháng 8/2014 cho thấy tiến trình cải tạo trên đá Gaven tiếp tục được đẩy mạnh. Tại đây, xuất hiện thêm một đảo nhân tạo và một kênh nạo vét mới. Ảnh: IHS Jane's
Hình ảnh chụp vào tháng 8/2014 cho thấy tiến trình cải tạo trên đá Gaven tiếp tục được đẩy mạnh. Tại đây, xuất hiện thêm một đảo nhân tạo và một kênh nạo vét mới. Ảnh: IHS Jane's
Hình ảnh bãi đá Gaven chụp từ cuối tháng 1/2015. Hòn đảo nhân tạo mới hình thành được mở rộng và nối với công trình ban đầu bằng một tuyến đường đắp cao. Ảnh: IHS Jane's
Hình ảnh bãi đá Gaven chụp từ cuối tháng 1/2015. Hòn đảo nhân tạo mới hình thành được mở rộng và nối với công trình ban đầu bằng một tuyến đường đắp cao. Ảnh: IHS Jane's
Hình ảnh chụp tháng 1/2006 cho thấy một tiền đồn khác mà Trung Quốc xây dựng trên đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đá Gạc Ma là nơi từng diễn ra cuộc hải chiến đẫm máu năm 1988, sau đó Trung Quốc chiếm giữ trái phép đá này của Việt Nam. Ảnh: Google
Hình ảnh chụp tháng 1/2006 cho thấy một tiền đồn khác mà Trung Quốc xây dựng trên đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đá Gạc Ma là nơi từng diễn ra cuộc hải chiến đẫm máu năm 1988, sau đó Trung Quốc chiếm giữ trái phép đá này của Việt Nam. Ảnh: Google
Công trình mà Trung Quốc xây dựng trên đá Gạc Ma chụp vào tháng 6/2014. Diện tích đã được mở rộng hơn gấp nhiều lần. Ảnh: Google
Công trình mà Trung Quốc xây dựng trên đá Gạc Ma chụp vào tháng 6/2014. Diện tích đã được mở rộng hơn gấp nhiều lần. Ảnh: Google
Hình ảnh chụp vào tháng 1/2015 tại đá Gạc Ma. Kiến trúc ban đầu được tích hợp vào một hòn đảo nhân tạo với nhiều công trình mới như cầu tàu, nhà máy xi măng... Ảnh: IHS Jane's
Hình ảnh chụp vào tháng 1/2015 tại đá Gạc Ma. Kiến trúc ban đầu được tích hợp vào một hòn đảo nhân tạo với nhiều công trình mới như cầu tàu, nhà máy xi măng... Ảnh: IHS Jane's
Hình ảnh chụp năm 2004 cho thấy một tiền đồn của Trung Quốc tại bãi đá Tư Nghĩa (đá Huy gơ) thuộc quần đảo Trường Sa. Công trình này ban đầu bao phủ trên một diện tích gần 380 mét vuông. Đến nay, nó được mở rộng lên tới 75.000 mét vuông. Ảnh: Google
Hình ảnh chụp năm 2004 cho thấy một tiền đồn của Trung Quốc tại bãi đá Tư Nghĩa (đá Huy gơ) thuộc quần đảo Trường Sa. Công trình này ban đầu bao phủ trên một diện tích gần 380 mét vuông. Đến nay, nó được mở rộng lên tới 75.000 mét vuông. Ảnh: Google
Hình ảnh bãi đá Tư Nghĩa chụp hôm 14/8/2014. Ảnh: IHS Jane's
Hình ảnh vệ tinh chụp từ tháng 1/2015 cho thấy bãi đá Tư Nghĩa được cải tạo với tốc độ khá nhanh. Bắc Kinh cho dựng tại đây nhiều kết cấu mới như cầu tàu bốc dỡ hàng, nhà máy xi măng, đập ngăn nước... Ảnh: IHS Jane's
Hình ảnh vệ tinh chụp từ tháng 1/2015 cho thấy bãi đá Tư Nghĩa được cải tạo với tốc độ khá nhanh. Bắc Kinh cho dựng tại đây nhiều kết cấu mới như cầu tàu bốc dỡ hàng, nhà máy xi măng, đập ngăn nước... Ảnh: IHS Jane's
Tháng 7 năm ngoái, tại bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, Bắc Kinh mới chỉ xây dựng một công trình tương đối khiêm tốn. Ảnh: Google
Tháng 7 năm ngoái, tại bãi đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa, Bắc Kinh mới chỉ xây dựng một công trình tương đối khiêm tốn. Ảnh: Google
Hình ảnh tại bãi Chữ Thập chụp vào tháng 8/2014. Ảnh: IHS Jane's
Hiện tại, bãi Chữ Thập đã biến thành một hòn đảo nhân tạo dài ít nhất 2,7 km. Giới chuyên gia nhận định diện tích của thực thể này này đủ lớn để xây dựng trên đó một đường băng. Rất có thể Bắc Kinh sẽ thiết lập một trung tâm chỉ huy và điều khiển hoạt động của quân đội trong khu vực này. Ảnh: IHS Jane's
Hiện tại, bãi Chữ Thập đã biến thành một hòn đảo nhân tạo dài ít nhất 2,7 km. Giới chuyên gia nhận định diện tích của thực thể này này đủ lớn để xây dựng trên đó một đường băng. Rất có thể Bắc Kinh sẽ thiết lập một trung tâm chỉ huy và điều khiển hoạt động của quân đội trong khu vực này. Ảnh: IHS Jane's
Vũ Hoàng