"Một quan chức Nhật nói rằng uống nước này cũng chẳng sao. Thế thì ông hãy uống đi", phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 14/4. "Đại dương không phải thùng rác c🎃ủa Nhật".
Ông Triệu cᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚũng đăng một thông điệp tương tự bằng tiếng Anh trên tài khoản Twitter.
Tuyên bố được đưa ra sau khi chính phủ Nhật hôm 13/4 thông báo phê duyệt kế hoạch xả 1,25 triệu tấn nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra đại dương. Lượng nước này được thu gom tại nhà máy sau thảm họa kép động đất, sóng thần năm 2011 gây ra vụ nổ tại lò phản ứng, gồm nước của𓆏 hệ thống làm mát nhà máy, nước mưa và nước ngầm bị nhiễm xạ.
Phó Thủ tướng Nhật Taro Aso cho biết nguồn nước này đã 🃏được xử lý, pha loãng sẽ rất💜 an toàn, có thể uống, đồng thời cho rằng Nhật nên xả nước sớm hơn.
Theo kế hoạch, Nhật sẽ bắt đầu xả nước ra đại dương trong hai năm tới. Chính phủ Nhật cho biết nước sẽ được xử lý thêm để loại bỏ các đồng vị phóng xạ nguy hiểm và pha loãng để đáp ứng các tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nước uống, dù không ꦦthể loại bỏ triti, một dạng phóng xạ của hydro.
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) sẽ giám sát hoạt động xả nước. Chuyên gia bức xạ cũng trấn an nỗi lo sợ, cho rằng uống nước này c🍌hỉ làm tăng lượng bức xạ trong một phút và tritium trong nước sẽ nhanh chóng bị cơ thể đào thải.
Quyết định được đưa ra khi Công ty Điện lực෴ Tokyo, hay còn gọi Tepco, đang dần hết kh💜ông gian trữ nước tại nhà máy Fukushima. Tuy nhiên, các nước láng giềng của Nhật là Trung Quốc, Hàn Quốc, cùng ngư dân Nhật và các nhóm khác đều bày tỏ lo lắng về quyết định xả nước thải ra đại dương.
Triệu Lập Kiên hôm 13/4 kêu gọi 💞Nhật Bản "hành động có trách nhiệm", đồng thời bác bỏ ý kiến nói rằng Trung Quốc cũng trải qua tình huống tương tự🤪 khi xả nước nhiễm xạ đã qua xử lý từ các nhà máy điện ra biển.
Hồ sơ của Trung Quốc cho thấy các nhà máy điện địa phương như Vịnh Daya🐭 ở Thâm Quyến cũng thải ra biển lượng lớn♈ tritium. Ông Triệu cho rằng nước từ Fukushima khác với nước mà các nhà máy hạt nhân khác thải ra đại dương.
"Không thể nào có sự so sánh ở đây", ông nói mà không giải thích thêm, trong khi dẫn các trường hợp mắc bệnh Minamata ở Nhật do nước nhiễm thủ💃y ngân sau khi một công ty hóa chất xả ra biển vào giữa thế kỷ 20, kêu gọi Tokyo đừng "quên th🥃ảm kịch này".
Hiện chưa rõ lời thách thức của ông Triệu đối với ông Aso có phải theo nghĩa đen, hay bằng cách nào Phó thủ tướng Nhật có thể uống nước nhiễm xạ trước khi nó được pha loãng với🔥 nước biển. Cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe từng công khai ăn hải s💝ản đánh bắt ngoài khơi gần nhà máy Fukushia để trấn an người dân.
Mỹ ủng hộ Nhật xả nư𝔍ớc ở Fukushima, nhưng Triệu Lập Kiên nhấn mạnh Tokyo phải đạt thỏa thuận với tất cả các nước liên quan trước khi tiến hành. "Trung Quốc có quyền đưa ra các phản ứng tiếp theo", ông Triệu tuyên bố.
Trung Quốc trước 🥂đó ra thông cáo chỉ trích kế hoạch xả nước t𓆏hải của Nhật "cực kỳ vô trách nhiệm" và "sẽ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và an toàn cộng đồng quốc tế cũng như lợi ích quan trọng của người dân các nước láng giềng".
Hàn Quốc cũng bày tỏ lo lắng và tìm hiểu khả năng kiện Nhật ra tòa án quốc tế. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Nhật Bản đã "minh bạch về quyết định và dường như đã áp dụng cách tiếp cận phù hợp với tiêu chuẩn an toàn hạt nhân được chấp nhận trên toàn c𝄹ầu".
Huyền Lê (Theo Washington Post)