Lần đầu tiên trong gần hai thập kỷ, một tàu chiến Đức đang hướng về Biển Đông🥃. Hộ vệ hạm Bayern rời cảng phía tây bắc Đức hôm 2/8 trong hành trình dự kiến kéo dài khoảng 6 tháng hướng tới châu Á.
Theo giới chức Đức, tàu Bayern sẽ tham gia chiến dịch chống cướp biển của Liên minh châu Âu (EU) ở vùng biển phía đông châu Phi và giám sát lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc với Triều Tiên. Tàu chỉ di chuyển trên những tuyến hàng hải thương mại thông thường và không 🌳đi qua eo biển Đài Loan.
Tuy nhiên, chiến hạm dự kiến đi qua Biển Đông vào giữa tháng 12 trong hành trình trở về nước, đánh dấu lần đầu một chiến hạm Đức xuất hiện tại 🌊khu vực này trong g✤ần 20 năm. Động thái này được thực hiện sau khi Mỹ kêu gọi các đồng minh quan tâm nhiều hơn tới châu Á - Thái Bình Dương và tăng cường đi qua Biển Đông.
Berlin đã đề nghị Bắc Kinh cho phép tàu hộ vệ Bayern cập cảng Thượng Hải, đồng thời mời Trung Quốc⭕ tham gia "Tuần lễ Kiel", sự kiện đua thuyền lớn nhất Đức vào tháng 9. Giới quan sát cho rằng đây là một nỗ lực của Đức nhằm thăm dò mối quan hệ hiện tại với Mỹ và Trung Quốc.
Dù Trung Quốc từng tham dự "Tuần lễ Kiel" năm 2016 và 2018, Bắc Kinh đến nay vẫn chưa đưa ra câu trả lời rõ ràng với đề xuất của Berlin, thay vào đó, họ yêu cầu Đức phải làm rõ lý do muốn thăm cảng ở Thượng Hải. Các nhà quan sát ngoại giao cho rằng hành động này của Trung Quốc đang phát đi tín hiệu rằng họ không hứng thú với♕ bất kỳ sự "mập mờ" nào từ phía Đức.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố việc có cho phép tàu Đức thăm cảng Thượng Hải hay không ൩sẽ không được xem xét tới khi nào Berlin làm rõ ý định của mình.
Cui Hongjian, giám đốc ban nghiên cứu châu Âu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung🔜 Quốc, cho biết sự thận trọng của Bắc Kinh trước hải trình của tàu chiến Đức là điều dễ hiểu, khi nhìn nhận bức tranh tổng quát hơn. Việc họ xử lý yêu cầu của Berl❀in thế nào có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước sau cuộc bầu cử ở Đức vào tháng tới, khi Thủ tướng Angela Merkel dự kiến kết thúc thời gian nắm quyền của mình.
"Hai 😼bên đang kiểm tra lằn ranh của nhau để quyết định c🐻ách ứng xử với nhau", Cui nói.
Một trong những vấn đề khiến Bắc Kinh quan tâm là việc Berlin năm nꦕgoái thông qua chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương mới, trong đó yêu cầu Berlin tăng cường hợp tác an ninh và đa dạng hóa quan hệ đối tác kinh tế với các quốc gia trong khu vực nhằm "tránh phụ thuộc đơn phương".
Chiến lược trên mô tả Trung Quốಞc là một cường quốc khu vực và cường quốc thế giới mới nổi "hoài nghi các quy t💮ắc của trật tự quốc tế". Giới chức quốc phòng Đức cũng nói rằng các tuyến đường biển ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương "không còn rộng mở và an toàn nữa".
Ở phạm vi rộng hơn, đề nghị cập cảng của Đức được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và châu Âu đang gia tăng. Hai bên ♉đã áp đặt các biện pháp trừng phạt "ăn miếng trả miếng" liên quan đến vấn đề nhân quyền ở Tân Cương, khiến châu Âu đóng băng một thỏa thuận đầu tư với Trung Quốc sau 7 năm đàm phán.
Dù vậy, Trung Quốc và Đức vẫn nỗ lực để ổn địnhᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ mối quan hệ. Trong một cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hồi tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã gợi ý rằng ba nước nên tăng cường hợp tác.
Cui cho biết cách tiếp cận của Đức với mong muốn "vẹn cả đôi đường", vừa bảo vệ lợi ích kinh tế với Trung Quốc, đối😼 tác thương mại lớn nhất của nước này, vừa hợp tác 🧸chặt chẽ với các đồng minh "cùng chí hướng" về những vấn đề như nhân quyền, không thực sự bền vững.
"Mục tiêu Đức muốn hướng đến làm làm hài lòng cả đôi bên. Nhưng Trung Quốc rất khó chấp nhận điều đó", Cui đánh giá. "Họ cần nhận ra rằng ứng phó với Trun✃g Quốc không đơn giả♛n như thế".
"Giống như những viên thu🐲ốc bọc đường, Đức muốn thể hiện một thái độ thân thiện bằng cách đề xuất thăm cảng Thượng Hải, trong khi đi qua Biển Đông với danh nghĩa tự do hàng hải", ông nói thêm.
Một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức cho biết việc nước này điều chiến hạm đi qua Biển Đông không đồng nghĩa với việc họ chống lại bất kỳ bên nào. Đức hướng tới "giải quyết các xung đột tiềm tàng một cách hòa bình và hợp pháp", người phát ngôn nhấn mạnh, và lập trường này đã được trình bày rõ trong cuộc thảo luận🎶 trực 🌃tuyến giữa bộ trưởng quốc phòng hai nước ngày 6/7.
Cui nhậ♊n định Trung Quốc chưa thẳn🌼g thừng bác đề nghị thăm cảng là tín hiệu cho thấy tàu chiến Đức vẫn có thể ghé thăm Thượng Hải và Bắc Kinh nhận thức được rằng việc họ xử lý yêu cầu từ Berlin ra sao sẽ ảnh hưởng tới quan hệ song phương sau cuộc bầu cử ở Đức vào tháng tới.
"Thời điểm tháng 9 có lẽ là một yếu tố ܫđáng cân nhắc cho cả đôi bên. Trung Quốc hy vọng Đức sẽ có một lập trường rõ ràng sau khi chính phủ mới của ꧂họ được thành lập", Cui cho hay. "Cách Trung Quốc phản ứng lúc này sẽ xác định quan điểm cơ bản của họ về phương hướng ứng xử với chính quyền mới ở Đức".
Nhưng Thorsten Benner, giám đốc Viện Chính sách Công Toàn 🌜cầu ở Berlin, lại cho rằng 🙈việc Trung Quốc yêu cầu Đức làm rõ ý định của mình khi cử chiến hạm tới Biển Đông là "kỳ lạ". Theo ông, Berlin rõ ràng đang cố gắng phát đi tín hiệu họ ủng hộ luật pháp quốc tế trong khi vẫn tránh thể hiện sự đối đầu với Bắc Kinh.
"Trung Quốc cho rằng đề nghị thăm cảng Thượng Hải mà Đức đưa ra dường nhưꦜ chỉ nhằm che đậy cho một sứ mệnh không thân thiện. Đó là cách họ nhìn nhận vấn đề", Benner nói.
Ông cũ🍸ng thêm rằng nếu thông điệp Trung Quốc muốn truyền đi là Đức cần phải chọn phe thì điều này chắc chắn sẽ chỉ góp phần củng cố thêm lập trường của những người ủng hộ cứng rắn hơn với Bắc Kinh.
"Nhiều người ở Đức hiện nay ủng hộ sự mơ hồ và không ngả về phe nào♍, nhưng có rất ít người cho rằng🧜 Berlin nên đứng về phía Bắc Kinh và tuân theo mong muốn của Trung Quốc", Benner cho hay.
Vũ Hoàng (Theo SCMP)